Gà chọi đa số được nuôi để làm gà chiến và phục vụ cho các trận chọi gà, đá gà. Và với người nuôi gà chọi, tình trạng gà bị yếu gối thường diễn ra khá quen thuộc. Dân nuôi chuyên nghiệp gọi đó là triệu chứng yếu gối, nghĩa là gà đi không vững, có thể bị trượt ngã. Hoặc không thể di chuyển nhanh, hoặc tệ hơn là không thể đá hay chọi. Triệu chứng này thường xảy ra sau mỗi trận đấu, có thể do gà bị mất sức nhưng cũng có thể vì rất nhiều nguyên nhân khác. Gà chọi sở hữu khớp gối khỏe mạnh, gần như là yếu tố tiên quyết để trở thành gà chiến. Vậy phải làm sao khắc phục chứng suy yếu khớp gối chân của gà?
Nguyên nhân gà chọi bị yếu gối
Rất dễ để nhận ra gà chọi có bị yếu gối hay không. Bởi khi bị yếu gối chân gà chọi thường yếu. Gà đi hay té, thọt chân, gà không đá được. Hoặc nếu tình trạng yếu gối nhẹ hơn. Thì phải sau khi gà đá về đi tập tễnh mới nhận ra được. Gà chọi bị yếu gối rất dễ để nhận ra. Nên các sư kê cần lưu ý để chữa trị kịp thời cho gà. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu gối ở gà chọi. Dễ gặp nhất là do sư kê vần vỗ. Om chườm không đúng cách, gà non ép đòn quá tải… Lúc này gà dễ mất gân và yếu gối là chắc chắn.
Gà chọi cũng có thể bị yếu gối, mất gân do tiêm phòng. Tiêm thuốc bổ hoặc bệnh vào gân tại phần cơ đùi không đúng kĩ thuật. Và nguyên nhân do chữa trị bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh liều cao. Người nuôi cho gà dùng liên tục thuốc kháng sinh trong một thời gian dài. Gà chọi bị yếu gối còn do sư kê cho gà đạp mái quá nhiều. Trong thời gian thay lông chuyển vụ lông 1 sang vụ lông 2. Gà bị mất gân do chính gen di truyền của dòng gà. Có những dòng gà cứ thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2 xong là không thể chơi được. Kinh nghiệm nhãn tiền mà tôi đã gặp được 4 con. Những con gà này ở vụ lông 1 chân đòn và gân gối của nó lên theo từng kỳ vần.
Cách chữa trị hiệu quả người nuôi nên biết
Để chữa trị cho gà chọi bị yếu gối hiệu quả. Sư kê cần thực hiện các bước sau đây. Bước 1: Tách gà ra khỏi bầy gà chiến. Ngay lập tức tách gà chọi bị mất gân ra khỏi đàn nếu phát hiện. Cần để gà đến nơi có khoảng không gian rộng rãi, có cát đất và cây cỏ… Thả gà chung với mấy con gà con non để nó tung tăng bới rãi. Lưu ý, tuyết đối không thả nhốt chung với gà mái đẻ hoặc gần gà chiến chạy lồng. Tình trạng mất gân yếu chân của gà chọi chỉ bị nặng thêm mà thôi. Bước 2: Sử dụng thuốc bổ gân cho gà. Sư kê có thể dùng rượu thuốc để xoa bóp vào đùi gà. Với cái động tác masage vào buổi sáng hoặc chiều tối liên tục khoảng 15 ngày.
Sau 15 ngày thì tiến hành thêm phương pháp luyện gân gối. Và phục hồi chức năng gân cho gà. Bước 3: Nếu gà đạp mái nhiều thì nên bỏ qua. Gà chọi bị yếu chân do cho gà đạp mái quá nhiều. Trong thời gian thay lông chuyển từ vụ lông 1 sang vụ lông 2. Tốt nhất là không nên chữa lại vì mất thời gian. Sau khi chữa xong, cũng không còn thời gian để chơi. Vì gà sẽ tiếp tục thay lông vụ 3 thôi. Gà bị yếu chân có nhiều nguyên nhân. Tùy vào nguyên nhân mà sư kê có cách chữa trị cho phù hợp. Gà bị mất gân, yếu gối, yếu chân đều không phải vấn đề lớn. Nhưng rất cần có sự chăm sóc tỉ mỉ để phục hồi nhanh chóng.