Trong quá trình chăn nuôi lợn, một trong những căn bệnh chúng thường mắc phải chính là bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm. Loại bệnh này đều dễ bị mắc phải ở các độ tuổi từ lợn nhỏ cho đến lợn nái. Chúng có tỉ lệ tử vong cao nhất với lợn có độ tuổi 1-10 ngày. Căn bệnh này do một loại virus gây ra và hiện tại vẫn chưa có cách đặc trị. Chính vì vậy mà chúng ta cần có cách phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nhưng nếu lợn mắc phải căn bệnh này thì cần phải làm gì?
Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn
Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên lợn (bệnh TGE) do Coronavirus gây ra. Lợn bị mắc ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ tử vong cao nhất là lợn con theo mẹ từ 1 – 10 ngày tuổi.
Virút TGE xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường miệng – mũi. Sau đó nhân lên ở niêm mạc ruột non. Đồng thời phá hủy nhung mao ruột. Dẫn đến rối loạn hấp thu cấp tính; gây tiêu chảy dữ dội, mất nhiều nước, chất điện giải và chết nhanh. Thời gia ủ bệnh có thể từ 18 giờ đến 3 ngày.
Các triệu chứng khi lợn mắc bệnh
- Đối với lợn con theo mẹ: Không chịu bú, tiêu chảy cùng lúc với ói mửa; phân rất lỏng, tanh, màu vàng có sữa không tiêu, gầy sút rất nhanh trong vài ngày. Tỉ lệ tử vong rất cao, hầu hết lợn dưới 7 ngày tuổi sẽ chết sau 2-7 ngày.
- Đối với lợn đã cai sữa: Tỷ lệ bệnh và chết thấp, triệu chứng không rõ rệt; lợn tiêu chảy, ăn ít, chậm tăng trưởng.
- Đối với lợn nái: Triệu chứng thường không rõ ràng. Lợn nái cho sữa có thể sốt, ói mửa, mất sữa, gầy sút.
Bệnh tích viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn: Dạ dày xuất huyết hoặc xung huyết, chứa sữa không tiêu. Ruột non căng phồng, có nhiều bọt và sữa không tiêu đóng cục, thành ruột rất mỏng.
Cách phòng bệnh và điều trị viêm dạ dày ruột truyền nhiễm
Cách phòng bệnh bằng vắcxin: Tiêm vắcxin phòng bệnh TGE cho lợn nái. Thời điểm tiêm 2 tuần trước khi đẻ. Đồng thời cho lợn con bú sữa đầu để nhận được kháng thể từ lợn mẹ.
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi phát hiện lợn bị bệnh cần bổ sung điện giải hoặc truyền nước vào xoang phúc mạc; bổ sung thêm Atropin trong dịch truyền. Để hạn chế co thắt ruột, giảm tiêu chảy và tiêm các loại kháng sinh phòng chống các bệnh kế phát như: Enrofloxacin, norfloxacin… Kết hợp với vệ sinh, hộ lý, chống thiếu nhiệt, sát trùng định kỳ sẽ giảm thiệt hại của bệnh.
Một số bệnh khác ở lợn
Bệnh dịch tả
Hiện tại chưa có thuốc đặc trị nhưng bà con phải tiêm phòng Vắc xin đúng lịch trình. Khi lợn mới mua về phải nhốt riêng ra ít nhất 3 tuần, để tránh trường hợp lợn lây bệnh cho đàn. Chuồng trại phải luôn vệ sinh định kỳ, sát trùng. Khi có dịch xảy ra lợn bệnh phải được xử lý ngay kịp thời.
Bệnh phó thương hàn
Bệnh phó thương hàn có triệu chứng rất giống với bệnh dịch tả và thường ghép với bệnh dịch tả. Mình phải dùng thuốc kháng sinh đặc trị để kiểm tra xem có phải bị bệnh dịch tả hay phó thương hàn. Những loại thuốc có hiệu quả với vi khuẩn salmonella sinh ra bệnh phó thương hàn bao gồm: Oxytetramycin (ít có tác dụng), Flumequin (rất tốt), Colistine (Tốt), Amoxylin (Tốt), Neomycin( kém), Enrofloxacin ( tốt), Ampicyclin (tốt), Flophenicol (tốt), Kanamycin (Trung bình).