Cá mè hoa là một loại cá mè. Nó có cái đầu lớn không vảy, miệng lớn và đôi mắt nằm rất thấp trên đầu. Cá mè hoa có tốc độ sinh trưởng nhanh nên trở thành loài cá được thuần hóa. Các loài cá mè hoa chủ yếu ăn động vật phù du, nhưng cũng ăn thực vật phù du và mảnh vụn. Cá trưởng thành thường có một đốm xám bạc. Trong bài viết này hãy cùng mcgdds.com tìm hiểu một số bệnh phổ biến ở cá mè hoa, nguyên nhân, quy luật dịch bệnh, và các phương pháp chữa trị phù hợp nhé!
Một số loại bệnh phổ biến ở cá mè hoa
Bệnh đầu trắng miệng trắng
Nguyên nhân
- Khi cá bệnh nặng, môi sưng to, da đầu và xung quanh miệng nát, thành triệu chứng ‘đầu trắng miệng trắng’; cá biệt đỉnh đầu của cá bị xung huyết, thành ‘đầu đỏ miệng trắng’. Thân cá bị bệnh gầy đen, tản ra bơi vùng nước gần bờ, không lâu thì chết hàng loạt.
Quy luật dịch bệnh
- Là loại bệnh có tính bạo phát, phát bệnh nhanh, đến mau và mạnh, tỷ lệ cá chết cao, là bệnh thường gặp ở cá bột và giai đoạn đầu chăm sóc cá giống. Cá bột sau khi thả xuống ao trên dưới 1 tuần là có thể mắc bệnh. Cá bột xuống ao sau khi nuôi 15 – 20 ngày, nếu không ki6p thời chia sang ao thì dễ phát sinh nguy hiểm của bệnh. Vào tháng 5 – 6 là thời kỳ đỉnh cao phát bệnh.
Phương pháp dự phòng
- Triệt để tiêu độc ao nuôi, không thả thức ăn chưa qua lên men.
- Mật độ nuôi cá giống vừa phải, kịp thời chia tách ao để nuôi, đảm bảo thức ăn cho cá giống đầy đủ và vừa khẩu vị.
- Dùng bột sodium dichlorisocyanurate 50%, lượng dùng 1 lần là 0,12 – 0,2g/mét khối, xả xuống ao 15 ngày 1 lần.
Phương pháp trị liệu
- Dùng dung dịch glutaraldehyde, lượng dùng 1 lần là 0,2ml/mét khối, xả toàn ao 2-3 ngày 1 lần.
- Dùng bột sodium dichlorisocyanurate 20%, lượng dùng 1 lần là 0,2 – 0,3g/mét khối, hoà loãng đều xả 1 lần xuống ao.
Bệnh giun chỉ xoắn
Nguyên nhân
- Giun chỉ xoắn cá mè hoa
Triệu chứng lắm sang
- Vi trùng gây bệnh là loại giun trên ký sinh phần mang và da cá, sau khi lây nhiễm, mang cá bị bệnh sưng, phần mang mọng nước, niêm dịch tăng nhiều, tia mang đen tối, khi nghiêm trọng ở viền nang có gium màu trắng tro, tia mang nát khuyết tổn và có kèm theo dạng ứ huyết dạng chấm. Cá bị bệnh ở trong nước thân gầy đen, ăn giảm, cuồng loạn bất an, khó thở.
Quy luật dịch bệnh
- Bệnh này lưu hành vào hai mùa xuân – thu, nhiệt độ nước thích hợp là 20 – 25 độ C. Chỉ trong thời gian ngắn làm cho cá chết hàng loạt.
Phương pháp dự phòng
- Dùng vôi bột triệt để tiêu độc đáy ao.
- Dùng dung dịch potassium permanganate nồng độ cao là 10g/mét khối nước ngâm thân cá 10 – 15 phút.
Phương pháp trị liệu
- Dung dịch methyl imidazole, lượng dùng 1 lần 1g/mét khối, xả xuống toàn hồ 1 lần.
Bệnh bụng miệng hút trùng ở cá mè hoa
Nguyên nhân
- Ấu trùng song huyết hút trùng.
Triệu chứng lâm sang
- Sau khi đuôi ấu trùng song huyết hút trùng chui vào thân cá, thông qua huyết quản chui vào mắt. Từ trong nhãn cầu phát triển thành ấu trùng. Khi lây nhiễm mạn tính, trong mặt có rất nhiều giun ký sinh, thuỷ tinh thể của mắt trắng ra, sinh ra ‘đục thuỷ tinh thể’. Khi lây nhiễm cấp tính, đầu cá bị xung huyết, đầu chúi xuống dưới, mất cần bằng và không bao lâu thì chết.
Quy luật dịch bệnh
- Bệnh nguy hại lớn, những khu vực nuôi chủ yếu ở nước ta đều xảy ra, nhất là tại những khu vực chim hải âu và ốc xoắn. Mùa lưu hành là từ tháng 5 đến tháng 8, lây nhiễm mãn tính quanh năm đều có phát sinh, khi lây nhiễm cấp tính làm cho lượng lớn cá giống chết.
Phương pháp dự phòng
- Triệt để vệ sinh ao, loại bỏ bùn đáy ao.
- Xua đuổi chim hải âu và tiêu diệt ốc xoắn.
Phương pháp trị liệu
- Dùng cupric sulfate, lượng dùng 1 lần là 0,7g/mét khối, xả toàn ao 1 lần.
- Dùng bột dipterex tinh chế 80%, lượng dùng 1 lần 0,22 – 0,56g/mét khối, xả đều toàn ao một lần, cá bột cá giống giảm một nửa lượng dùng.
- Dùng bột phoxim, lượng dùng 1 lần là 0,3g/mét khối, xả đều toàn ao 1 lần.
Cách chăm sóc nuôi dưỡng cá mè hoa
Theo các chuyên gia nông nghiệp, phát triển nuôi cá mè hoa còn có tác dụng làm sạch ao hồ, góp phần chống ô nhiễm môi trường nước vì cá mè hoa ăn sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ, vi khuẩn là nguồn gốc gây ra mùi hôi thối tại các ao, hồ ở nông thôn. Thường nuôi ghép cá mè hoa với cá mè trắng, cá chép, cá diếc…
Để tăng sức đề kháng cho cá khi chọn cá giống khỏe mạnh, không bị xây xát, không dị hình. Không thả cá quá nhỏ, không nên nuôi cá với mật độ quá dày.
Cá giống mới mua về cần để cá có thời gian quen dần với nước ao, bằng cách té nước ao vào thùng, chậu đựng cá giống hoặc ngâm cả túi cá xuống ao 15 phút để cho nhiệt độ trong túi và nước ao cân bằng nhau, rồi thả cá ra ao.
Trước khi thả cá nên tắm cho cá giống bằng nước muối nồng độ 2 – 3% trong 10 -15 phút. Không dùng phân chuồng tươi để bón cho ao; phân chuồng cần ủ với vôi (4 – 5 kg vôi/100kg phân chuồng) trong 20 ngày trước khi sử dụng. Có thể bón vôi bột vào nước ao định kỳ mỗi tháng 2 lần (Bón 1 – 2 kg vôi cho 100m3 nước ao).
Môi trường sống của cá mè hoa: Nhiệt độ thích hợp từ 27 – 32oC, oxy hòa tan 0,64 mg/l. Diện tích nuôi ở ao đất: 100m2, nước ao sâu 1,2 – 1,5 m. Bờ ao ngăn được lũ, ao có nguồn nước tốt gần sông rạch, kết hợp với nuôi heo, trồng cây. Mật độ thả: 3 – 5 con (cỡ 2 – 2,5 cm). Bổ sung thức ăn cho cá gồm: Bột cá 10 – 15%, rau xanh 20 – 25%, cám, bắp: 60 – 70%.