Gà gầy, còi cọc, xù lông, tiêu chảy với phân loãng, phân lẫn máu, phân sống do phần niêm mạc ruột bị tổn thương. Bệnh giun đũa ở gà là do Ascaridia galli (Schrank, 1788) thuộc vào lớp giun tròn gây ra. Giun đũa gà là bệnh phổ biến đã xảy ra ở tất cả các lứa tuổi của gà và ở khắp nơi trên thế giới.
Theo khảo sát của Bộ môn Ký sinh trùng, tại Trung tâm Nghiên cứu thú y, Công ty Navetco đã cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa ở gà từ 18-37%
Chu trình phát triển bệnh giun đũa ở gà
Giun đũa ở gà có chu trình phát triển trực tiếp, giun cái trưởng thành đẻ trứng theo phân thải ra môi trường găp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp trứng sẽ phát triển thành trứng gây nhiễm; thời gian này mất khoảng 5-25 ngày.
Giun có màu vàng, giun đực dài từ 3-10 cm, giun cái dài từ 7-12 cm; trứng có vỏ dầy, dạng hình bầu dục kích thước 70×90 micrometter; trứng có sức đề kháng tốt và tồn tại lâu trong môi trường. Giun ký sinh trong ruột non của gà, đôi khi ký sinh ở ống dẫn mật.
Gà ăn phải trứng này qua thức ăn, nước uống vào dạ dầy sẽ nở ra ấu trùng và đi xuống ruột non. Từ 1-2 giờ sau khi ăn phải trứng, ấu trùng sẽ xâm nhập tuyến ruột và phát triển ở đó trong 19 ngày; sau đó ấu trùng trở lại lòng ruột sống và phát triển đến giai đoạn trưởng thành.
Thời gian từ lúc gà ăn phải trứng gây nhiễm đến khi giun trưởng thành ký sinh ở ruột non khoảng 35-58 ngày.
Biếu hiện của căn bệnh
- Do gà ăn phải trứng giun sán có trong phân, chất độn chuồng, các dụng cụ chăn nuôi,…
- G – Giun trưởng thành ký sinh trong đường tiêu hóa của gia cầm. Trứng giun được thải ra ngoài theo phân và phân tán rộng khắp ngoài môi trường.
Các triệu chứng
- G – Gà gầy, còi cọc, xù lông, tiêu chảy phân loãng, phân lẫn máu, phân sống do niêm mạc ruột bị tổn thương.
- Gà có các biểu hiện thiếu máu.
- Trong trường hợp nhiễm giun nặng gà có thể chết do giun làm tắc ruột, vỡ ruột hoặc tắc ống mật.
- Ở gà đẻ có hiện tượng giảm nhẹ sản lượng trứng.
Về bệnh tích
- Thành ruột dày lên do tăng sinh, nhu động ruột giảm
- Ruột viêm, sung huyết, xuất huyết do giun bám vào hút chất dinh dưỡng
- Trong lòng ruột chứa giun ký sinh, số lượng phụ thuộc vào mức độ nhiễm giun sán
Phương án phòng bệnh
Bước 1: Vệ sinh
- Thức ăn, nước uống và dụng cụ cho ăn, uống phải vệ sinh, tránh nhiễm phân có chứa trứng giun sán.
- Rắc SAFE GUARD 100gr/1m2 chuồng để đệm lót luôn khô ráo và khử mùi hôi chuồng.
- Định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước.
Bước 2: Dùng thuốc phòng bệnh
VERMIXON tẩy giun sán định kỳ
- 4-6 tuần tuổi:pha nước cho gà uống, liều 15ml/ 50 gà
- Trên 6 tuần tuổi: 30 ml/ 50 gà
- Lặp lại sau 1-2 tháng tùy mức độ nhiễm giun.
Bước 3:
- UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống
- ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày, tăng khả năng hấp thu thức ăn, phòng tiêu chảy, phân khô, khử mùi hôi chuồng nuôi.
Phương pháp trị bệnh
Bước 1: Vệ sinh
- Thay đệm lót sau khi tẩy giun
- Rắc SAFE GUARD 100gr/1m2 chuồng để đệm lót luôn khô ráo và khử mùi hôi chuồng.
- Tiêu độc sát trùng chuồng trại, chất độn chuồng bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước, 2lít phun cho 100m2 chuồng nuôi.
Bước 2: Dùng thuốc trị giun sán:
VERMIXON tẩy giun gà
- 4-6 tuần tuổi:pha nước cho gà uống, liều 15ml/ 50 gà
- Trên 6 tuần tuổi: 30 ml/ 50 gà
Bước 3:
- COLI-200 100gr/ 500kgTT/ngày phòng bệnh đường ruột kế phát
- UNILYTE VIT-C liều 2-3 gr/1lít nước uống, trợ sức, trợ lực cho gia cầm.
- ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ ngày.