Bệnh nấm phổi gia cầm là một trong những căn bệnh truyền nhiễm thường gặp trên vật nuôi. Trong các loại gia cầm thì vịt, ngỗng và gà là loài dễ bị mắc bệnh này nhất. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là xuất hiện những khối u vàng, xám trên phổi sau đó trở thành túi hơi khiến vật nuôi bị rối loạn trong việc hô hấp rồi dẫn tới tử vong. Bệnh có thể xảy ra trên các độ tuổi của gia cầm nên người nuôi cần phải có các biện pháp phòng ngừa ngay khi gia cầm còn nhỏ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức về bệnh nấm phổi gia cầm và cách để phòng bệnh.
Nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích của bệnh nấm phổi
Chủ yếu do nấm Aspergillus Fumigatus, Mucoraceae gây bệnh cho gia cầm và các loài chim, trong đó vịt, ngan và ngỗng mẫn cảm nhất.
Bệnh thường xảy ra quá cấp tính hoặc cấp tính đối với gia cầm con. Gia cầm 5 ngày tuổi đã có thể phát bệnh do hít bào tử nấm từ máy ấp, máy nở, thông thường bệnh xảy ra ở 2-4 tuần tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 80%.
Lúc đầu, gia cầm chết đột ngột, thể trạng bình thường, sau đó một số có biểu hiện như kém ăn, thở khó, nhịp thở tăng, khi bắt gia cầm lên thấy rõ tiếng thở lách tách từ phổi.
Gia cầm khô chân, khô mỏ, tiêu chảy, một số con có triệu chứng co giật (do độc tố nấm ảnh hưởng đến thần kinh); gia cầm gầy dần và chết.
Bệnh tích chủ yếu trên phổi: Các hạt nấm màu trắng xám hoặc vàng trên phổi. Hạt nấm có thể như hạt gạo, rắn. Nếu bệnh nặng, cắt phổi thấy hạt nấm lan hết các phế nang, phế quản làm phổi đặc, chắc. Khi thả xuống nước, phổi lơ lửng hoặc chìm. Một số trường hợp, nấm lan sang màng phổi, túi khí, kế phát vi khuẩn gây viêm.
Phương pháp phòng bệnh
– Cần giữ cho chuồng trại, đệm lót luôn sạch sẽ, khô ráo. Thường xuyên thay trấu đệm lót chuồng, sát trùng chuồng trại. Không cho gà ăn thức ăn để lâu ngày, ẩm mốc, ôi thiu, quá hạn sử dụng và không rõ nguồn gốc.
– Vệ sinh lò ấp nghiêm ngặt, hạn chế tối đa. Để thức ăn và nước rơi xuống chuồng làm ẩm ướt môi trường chuồng nuôi.
– Phun các thuốc sát trùng và diệt nấm ở chuồng trại, máng ăn, máng uống, lò ấp bằng dung dịch formol 2 – 3%, sulfat đồng (CuSO4) 1%.
– Trộn thuốc kháng sinh tổng hợp vào thức ăn kết hợp với cho uống điện giải Gluco-c- điện giải k-c-TD… để phòng bệnh và tăng sức kháng cho gà.
Trị bệnh nấm phổi trên gia cầm
Tìm và cắt đứt nguồn bệnh, nếu nấm trong chất độn chuồng thì phải thay ngay chất độn chuồng mới, khô, sạch, không nấm mốc. Loại những con gia cầm mắc bệnh nặng vì điều trị không hiệu quả.
Dùng 1 trong các loại thuốc sau để điều trị cho gia cầm mắc bệnh: Nistatin, Mycostatin, nếu thuốc thú y thì dùng liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu thuốc Nistatin của nhân y, loại 500.000 UI/viên, dùng 1 viên/2-3 kg khối lượng gia cầm, dùng 5-7 ngày liên tục tùy mức độ của bệnh (nên cân gia cầm để tính liều lượng thuốc cho chính xác).
Hoặc sử dụng một trong các phác đồ điều trị như sau:
+ Phác đồ 1: sử dụng Flo-Doxy1g/2lít nước tương đương 1 g/12 – 15kg thể trọng. Kết hợp với Esb3-Chlotetra 1 g/2 – 2,5 lít nước tương đương 1 g/7 – 12 kg thể trọng. Kết hợp với dùng điện giải Gluco-k-c.TD 2 g/lít nước cho uống; dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.
+ Phác đồ 2: sử dụng Dimethocin 1g/2lít nước tương đương 1 g/6 – 8 kg thể trọng. Kết hợp với Bitol-vit 1 – 2g/lít; dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.
+ Phác đồ 3: sử dụng Mr.Trần 1 g/2 – 2,5lít nước tương đương 1 g/7 – 12 kg thể trọng kết hợp với Doxy-colis 1 g/2lít nước tương đương 1g/8 – 10 kg thể trọng kết hợp với dùng điện giải Gluco-k-c.TD 2 g/lít nước cho uống; dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.
Xem thêm các phương pháp phòng bệnh khác tại đây.