Gà nuôi công nghiệp với số lượng lớn, nếu không quản lý tốt chuồng trại, dụng cụ. Thì rất dễ bị stress nhiệt khi nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm gia tăng. Tác động tiêu cực đến hô hấp và sự phát triển của gà nuôi. Nếu không có sự giám sát, kịp thời đưa ra giải pháp thì gà sẽ chết, thiệt hại rất lớn đến chủ nuôi. Vỏ lựu là loại vật liệu có thể được dùng làm giải pháp. Vỏ loại trái này có nguồn polyphenol dồi dào, khi dùng cho gà ăn, nó có tác dụng giảm stress nhiệt một cách rất hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết ‘Tìm hiểu tác dụng giảm stress cho gà của vỏ lựu’.
Stress nhiệt ở gà
Stress nhiệt hình thành do nhiều yếu tố môi trường hỗn tạp: Nhiệt độ trong chuồng tăng cao và kéo dài là nguyên nhân chính dẫn đến việc gà bị stress nhiệt. Việc chênh lệch nhiệt độ trong không khí cũng là một yếu tố dẫn đến stress nhiệt. Hoặc nhiệt độ tăng cao, khiến độ ẩm trong không khí giảm, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hô hấp của gà hay hay độ chuyển hóa, các hoạt động và cơ chế chuyển hóa nhiệt cũng như điều kiện trang trại đều có thể gây stress nhiệt trên gà.
Xem thêm các bài viết chăn nuôi gà thịt tại đây.
Stress nhiệt trên gia cầm được xem là yếu tố chính gây hại đến sức khỏe và năng suất của gia cầm. Tác hại của stress nhiệt đối với gà sẽ làm năng suất gà giảm, giảm sản lượng trứng, chất lượng trứng kém, giảm chất lượng thịt. Khi năng suất sinh trưởng bị giảm thì tính an toàn thực phẩm cũng bị suy giảm. Việc suy giảm an toàn thực phẩm có thể gây ảnh hưởng sức khỏe cho người sử dụng.
Vỏ lựu giúp giảm stress ở gà
Vỏ quả lựu khi được xử lý bằng urê có hiệu quả tích cực. Trong việc giảm bớt tác động của stress nhiệt ở gà thịt. Vỏ quả lựu chiếm 26 – 30% tổng trọng lượng của quả lựu. Là một nguồn giàu polyphenol như flavonoid và tannin có thể thủy phân. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, khai thác vỏ sử dụng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao. Sẽ là một động thái thân thiện với môi trường.
Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm. Trên đàn gà thịt 200 ngày tuổi từ một trại thương phẩm. Để nghiên cứu tác động của vỏ quả lựu. Được xử lý bằng urê lên năng suất tăng trưởng. Chất lượng thân thịt; hình thái ruột và khả năng miễn dịch ở gà thịt bị stress nhiệt.
Quá trình nghiên cứu vỏ lựu
Tất cả gà được nuôi ở nhiệt độ trung bình cho đến ngày thứ 24 của thí nghiệm. Sau đó chịu áp lực nhiệt theo chu kỳ trong vòng 6 giờ mỗi ngày từ ngày thứ 25 – 42. Vỏ quả lựu tươi được trộn với urê rắn. Với tỷ lệ 10 g urê/kg vỏ lựu, ủ trong xô nhựa 2 tháng.
Trước khi đem sấy khô ở 500C trong vòng 3 ngày. Nghiên cứu được thực hiện với 4 chế độ ăn như sau: (1) Kiểm soát khẩu phần ăn (0 UTPP g/kg thức ăn), (UTPP: vỏ lựu đã xử lý urê); (2) 15 g UTPP/kg thức ăn; (3) 30 g UTPP/kg thức ăn; (4) 50 g UTPP/kg thức ăn.
Kết quả giảm stress ở gà
Hiệu suất tăng trưởng: Vỏ lựu được xử lý urê cho thấy sự gia tăng đáng kể. Trong tăng trọng cơ thể và cải thiện chuyển hóa thức ăn. Cả trước và trong giai đoạn stress nhiệt (ngày thứ 25 – 42). Không có sự khác biệt đáng kể về lượng thức ăn ăn vào được quan sát thấy. Trong giai đoạn stress nhiệt, mặc dù giá trị thức ăn của khẩu phần ăn chứa vỏ lựu thấp hơn. Các nhà nghiên cứu nhận xét rằng. Tác dụng có lợi của vỏ lựu đối với hiệu suất tăng trưởng có thể là do đặc tính chống ôxy hóa; kích thích miễn dịch và khả năng cải thiện hình thái ruột.
Thân thịt và chất lượng thịt: Các kết quả chỉ ra rằng, vỏ lựu giúp cải thiện chất lượng thịt ở gà thịt. Khi chịu áp lực về nhiệt, bằng chứng là độ ổn định ôxy hóa được cải thiện. Và khả năng giữ nước của thịt ức, thịt đùi trước. Và trong quá trình bảo quản đông lạnh. Bên cạnh đó, vỏ lựu còn giúp làm giảm tỷ lệ mỡ bụng.
Hình thái ruột: Trong nghiên cứu này, bổ sung UTPP trong chế độ ăn giúp các lông nhung trong ruột dài và mỏng hơn, độ sâu của tuyến ruột tăng lên và tỷ lệ lông nhung/độ sâu của tuyến ruột cũng tăng theo. Các màng ngăn sâu hơn cung cấp nhiều tế bào biểu mô chức năng, giúp chống lại các tác động xấu của stress nhiệt đối với ruột.