Chim trĩ là một loài gia cầm ít được nuôi phổ biến vì khá là khó nuôi, tuy nhiên hiện nay chim trĩ là loài chim có giá trị kinh tế cao nhất trong số các loại gia cầm. Có các loại chim trĩ như chim trĩ đỏ, chim trĩ 7 màu, chim trĩ xanh. Loài chim này được đánh giá là có sức đề kháng tốt nên ít khi bị mắc bệnh. Tuy nhiên nếu có kĩ thuật nuôi không đúng cách thì cũng khiến chim trĩ dễ bị chết. Mà trước tiên, người nuôi cần phải tìm hiểu kĩ về các bệnh thường gặp ở chim trĩ để có phương pháp phòng bệnh hiệu quả.
Phòng các bệnh chung cho chim trĩ
Với chim trĩ giống mới nở : Sử dụng các loại kháng sinh đặc trị Ecoli hoà vào nước uống với liều lường bằng 2 lần so với hướng dẫn trên bao bì (dùng Vime-Coam; ; Coliquin …).
- Khi chim từ 5 -7 ngày tuổi tiến hành nhỏ mắt , mũi bằng vaccin lasota.
- Mỗi cá thể chim từ 1 – 2 giọt (nhỏ 2 lần , lần sau cách lần trước 15 ngày).
- Khi chim 2 tuần tuổi dùng vaccin Gum cho uống.
- Khi chim ở độ tuổi 2,5 tháng bắt đầu chủng Newcastle và vaccin tụ huyết trùng.
- Sau đó định kỳ 2,5 – 3 tháng chủng lại 1 lần.
Vị trí tiêm: tiêm dưới da vào ức, lườn chim, không tiêm vào bắp chim có thể dẫn đến hiện tượng liệt chim nếu tiêm không đúng kỹ thuật. Với các dạng cúm gia cầm, tiêm phòng theo lịch cụ thể của từng địa phương.
Để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là 1 yếu tố rất quan trọng. Đồng thời những cá nhân mới gây nuôi nên đến trực tiếp các trang trại; cá nhân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi chim trĩ để tham khảo học tập kinh nghiệm.
Một số bệnh thường gặp và cách điều trị
Điều trị bệnh tiêu chảy, Ecoli
Trĩ con bị bệnh này cơ thể ươn yếu rã rượi, cả ngày chỉ biết ủ rũ thu mình vào một góc chuồng nào đó chứ không tỏ ra năng động như những chim trĩ khác. Trĩ bệnh gần như bỏ ăn, đi phân trắng và lỏng. Sau vài ngày, trĩ bệnh kiệt sức dần mà chết.
Để phòng ngừa trĩ bị bệnh E.Coli thì trong một hai tháng tuổi đầu đời ta nên nuôi trĩ trong chuồng có sàn lưới kẽm và không cho trĩ ăn thức ăn quá nhiều đạm, nhất là đạm động vật khó tiêu.
Ngừa bệnh bằng cách cho trĩ uống thuốc kháng sinh Aureomycine để tăng sức đề kháng. Trĩ nào bị bệnh nên nuôi cách ly, điều trị bằng thuốc kháng sinh liều mạnh hơn …
Bệnh về đường hô hấp trên chim trĩ
Biểu hiện: Chim có hiện tượng thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp rồi chết. Nguyên nhân do thay đổi thời tiết, hoặc mật đồ nuôi dày. Cách trị: Dùng thuốc đặc trị hen của gà nhỏ trực tiếp với liều dùng bằng 2 lần hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Điều chỉnh lại mật độ nuôi, vệ sinh chuồng nuôi bằng thuốc khử trùng
Bệnh đau mắt
Biểu hiện: Mắt chim có màng đục nhắm lại, 1 trong hai bên má sưng. Chim bị mù dẫn đến không thể tự ăn, uống được mà chết. Cách trị: Dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ từ 3 – 5 giọt. Kết hợp với tiêm nếu phát hiện trong mắt có giun, sán. Ngoài ra trong quá trình nuôi chim trĩ thường mắc 1 số bệnh khác ít thấy biểu hiện trên gia cầm thông dụng. Để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là 1 yếu tố rất quan trọng.