Ở Việt Nam nghề nuôi chim cút mới xuất hiện trong 1 vài năm gần đây. Nhưng phong trào nuôi chim cút lại phát triển rất nhanh do trứng và thịt chim cút ngon và rất được thị trường ưa chuộng. Mặc dù nuôi chim mang lại giá trị kinh tế khá cao nhưng đã có rất nhiều người bỏ cuộc vì nó đòi hỏi cách chăm sóc kỹ càng và phải có quyết tâm cao của người nuôi. Qua bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc cách làm chuồng nuôi chim cút lấy thịt tại nhà sao cho đạt hiệu được suất kinh kế nhất có thể. Kỹ thuật làm chuồng để nuôi chim cút lấy thịt đơn giản hơn so với nuôi chim cút sinh sản.
Cách làm chuồng nuôi chim cút lấy thịt
Kỹ thuật làm chuồng nuôi giúp chim cút tốt giúp tránh được những ảnh hưởng của thay đổi thời tiết, hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. Phóng sự dưới đây sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút thịt; để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Chuồng nuôi chim cút ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi giống chim này. Tuy là một loài có sức đề kháng tốt, nhưng khi làm chuồng nuôi chim cút thịt cần phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật để chim phát triển khỏe mạnh. Clip nay chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút khoa học cho năng suất và hiệu quả cao nhất.
Chuồng nuôi chim cút đúng tiêu chuẩn phải đáp ứng được các nhu cầu sinh lý của chim. Đồng thời đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường. Khi làm chuồng nuôi chim cút ta cần tuân thủ một số yếu tố như sau. Kỹ thuật làm chuồng nuôi giúp chim cút tốt giúp tránh được những ảnh hưởng của thay đổi thời tiết, hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng trong khi làm chuồng nuôi chim cút lấy thịt
Nhiệt độ của chuồng nuôi quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến chim cút bị rối loạn trao đổi chất, giảm tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt cũng như khả năng đẻ trứng và chất lượng trứng của chim. Đối với chim cút non; mức nhiệt độ thích hợp là từ 24 – 35C, còn với chim cút đẻ, mức nhiệt là 18 – 25C.
Chuồng nuôi chim cút phải thoáng khí. Môi trường bên trong chuồng nuôi chim cút cần phải thoáng mát; thông gió tốt để không khí sạch được lưu thông. Hạn chế tích tụ các loại khí độc hại sinh ra từ chất thải của chim. Ngoài ra chuồng nuôi phải cao ráo, tránh ẩm thấp dễ gây bệnh cho chim.
Cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho chuồng nuôi chim cút. Chuồng chim cút cần được thiết kế sao cho dễ dọn rửa chuồng. Máng ăn máng uống được thay và cọ rửa thường xuyên; các chất thải cần được thu gom xử lý để không gây ô nhiễm môi trường. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho chuồng nuôi chim cút sẽ giúp chim phát triển khỏe mạnh hơn.
Cần chọn không gian yên tĩnh để làm chuồng
Cách nuôi chim cút thịt
- Sau khi nở 25 ngày, các cá thể không có khả năng sinh sản tốt được chuyển sang chế độ nuôi thịt.
- Chim cút nuôi thịt được cho ăn tự do để vỗ béo và xuất chuồng khi được 45 ngày tuổi.
- Nuôi chim cút thịt với mật độ 60 con/m2.
- Bổ sung tinh bột vào chế độ dinh dưỡng của cút thịt để tăng trọng nhanh, sử dụng bắp – lúa – cám trộn theo tỷ lệ 4:1:1. Ngoài ra, bổ sung vitamin và khoáng chất cho đàn.
Tổ tiên của chim cút vốn có nguồn gốc là chim hoang dã nên loài chim này có bản tính khá nhút nhát. Với thính giác và thị giác nhạy bén, chúng dễ bị kích động bởi tiếng ồn. Vậy nên chuồng chim cút nên đặt ở nơi yên tĩnh; không bị xáo trộn, có ít người lạ cũng như động vật qua lại.
Phải có các biện pháp chống động vật gây hại. Chim cút có kích thước khá nhỏ bé nên chúng dễ bị các loài động vật gặm nhấm như chuột, hoặc các động vật săn mồi như mèo tấn công và gây tổn thương. Vì thế, khi thiết kế chuồng, bà con đừng quên lưu tâm đến vấn đề này.