Tỉnh Gia Lai có trên 15 nghìn ha mặt nước hồ, nhất là các hồ thủy điện lớn. Vô cùng giàu tiềm năng phát triển nuôi thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi cá lồng bè. Những năm qua, nhờ tận dụng diện tích mặt nước sông, suối, hồ thủy điện, hồ thủy lợi, đập. Các hợp tác xã và bà con nông dân nơi đây đã bắt đầu nuôi cá lồng. Đây là hướng đi đầy tiềm năng nhằm tăng thu nhập cho cuộc sống người dân. Và góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp.
Tiềm năng phát triển nuôi cá lồng ở Gia Lai
Trên địa bàn tỉnh có 2 hệ thống sông lớn (sông Ba, sông Sê San) và thượng lưu sông Sêrêpôk. Cùng với 139 hồ chứa thủy lợi, 48 hồ chứa thủy điện rất thuận lợi để phát triển nuôi thủy sản lồng bè. Toàn tỉnh có hơn 700 lồng bè nuôi thủy sản, chủ yếu là các loại thủy đặc sản bản địa. Hàng năm, tổng sản lượng thủy sản cung cấp ra thị trường đạt trên 500 tấn, chủ yếu là cá tầm, lăng, rô phi đơn tính, diêu hồng, thác lác, bống tượng…
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện có 700 lồng bè phục vụ nuôi cá tại các hồ chứa. Trong đó có 561 lồng bè tập trung nhiều nhất tại Thị xã An Khê, huyện Ia Grai, Chư Păh, Đăk Đoa, Chư Prông. Tổng sản lượng trung bình hàng năm đạt trên 500 tấn, chủ yếu là cá tầm, lăng, rô phi đơn tính, diêu hồng, lóc, trê lai, thát lát, trắm cỏ, bống tượng…
Lo lắng về rủi ro nuôi lồng
Theo đánh giá, tỉnh Gia Lai có nhiều tiềm năng phát triển mô hình nuôi cá lồng bè. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Đề án phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chú trọng đến việc nuôi trồng thủy sản lồng bè để tạo ra các thủy đặc sản. Góp phần tăng giá trị ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản. Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản tương xứng với tiềm năng, tỉnh cần có cơ chế thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp. Xây dựng chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với HTX và người dân. Để gắn việc nuôi trồng với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo thị trường ổn định.
Phát triển cá lồng bè ở Gia Lai rất tiềm năng nhưng cũng có những rủi ro nhất định. Khi mà cá bị bệnh, môi trường ngày càng ô nhiễm. Và đặc biệt thị trường đầu ra vẫn chưa ổn định.
Trăn trở về điều này, ông Bùi Hữu Chính, thành viên Hợp tác xã Dịch vụ Nuôi trồng thủy sản xã Ia Tô Chính cho biết. Dù hiệu quả nhưng nuôi cá lồng bè trên hồ đập cũng có những rủi ro. Nhất là vào mùa mưa rất dễ ô nhiễm nguồn nước. Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cá. Khi đó, Hợp tác xã sẽ phải thu hẹp các lồng nuôi và tạm dừng việc thả cá giống.
Tổng kết
Hiện nay, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đang xây dựng đề án phát triển thủy sản. Trong đó quan tâm đến nuôi cá lồng bè nhằm góp phần gia tăng giá trị cho ngành nông nghiệp. Về thị trường tiêu thụ, sẽ kêu gọi các doanh nghiệp. Hợp tác xã đầu tư, xây dựng chuỗi liên kết kết để gắn việc nuôi trồng, chế biến với tiêu thụ sản phẩm bền vững.