Bệnh phó thương hàn vịt (Salmonellosis) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Sallmonella gây nên, vịt mọi lứa tuổi đều cảm nhiễm với bệnh. Tuy nhiên triệu chứng lâm sàng thường chỉ thấy ở vịt con khoảng dưới 3 tuần tuổi, vịt lớn mắc bệnh thường ở thể mãn tính. Ở vịt con thường bị nhiễm hai chủng Salmonella pullorum và Salmonella gallinarum (hai chủng này cũng chủ yếu gây bệnh cho gà. Do đó nếu ta nhốt chung gà với vịt thì sẽ lây bệnh cho nhau). Tuy vậy người ta thấy chủng Salmonella gallinarum thường sẽ gây bệnh cho vịt từ 1-14 ngày tuổi.
Bệnh phó thương hàn là gì?
Bệnh thường xảy ra ở vịt con giai đọan 3 đến 15 ngày tuổi cả vịt lớn và vịt đẻ. Vịt đẻ nhiễm bệnh, vi khuẩn nhiễm vào trong trứng, khi vịt nở đã bị nhiễm trùng. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn, nước uống và khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi làm cho vịt yếu và bệnh phát ra.
Do vi trùng Salmonella typhimurium gây nên, sự nhiễm bệnh chủ yếu theo đường tiêu hóa khi sử dụng thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Cũng có trường hợp bị nhiễm bệnh qua đường hô hấp hay niêm mạc mắt. Vịt bị bệnh hay đã khỏi nhưng còn mang mầm bệnh bài thải ra môi trường bên ngoài là nguồn lây bệnh chủ yếu. Vi trùng có thể xâm nhập qua trứng ở những quả bị dơ, thường trứng sẽ chết phôi khi ấp. Nếu nở ra con cũng mắc bệnh thể ẩn hay cấp tính.
Các triệu chứng của bệnh phó thương hàn
- Vịt ủ rũ, mắt bị nhem, xệ cánh, ít vận động.
- Tiêu chảy phân loãng xanh lá cây, lẫn bọt khí.
- Một số con bị bại chân, viêm phổi thở khò khè.
Bệnh tích ở vịt
- Gan sưng, lấm tấm những nốt vàng trắng.
- Túi mật sưng, niêm mạc dạ dày tuyến (cuống mề) sưng, phủ lớp chất nhầy.
- Ruột sưng, xuất huyết, đôi khi bị loét.
- Vịt đẻ thường ở thể mãn tính, xác gầy ốm, buồng trứng xuất huyết đỏ, trứng non biến dạng.
Cách phòng và trị bệnh phó thương hàn ở vịt
Phòng bệnh
Chuồng trại khô, sạch, ấm, thoáng. Vịt con trên 7 ngày mới tập cho ăn mồi.
Cho vịt ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, khẩu phần cân đối: đạûm, tinh bột, béo. Nhất là đảm bảo đủ các Vitamin tan trong dầu như: A, D, E, các vitamin này có nhiều trong bột cá, dầu gan cá. Khi nuôi không nên nhốt với mật độ quá đông, nếu nhập đàn phải có thời gian cách ly khoảng 10 ngày. Khi không có hiện tượng bệnh mới cho nhập đàn.
Những vịt bị bệnh lúc còn nhỏ vi trùng thường tồn tại trong túi mật, manh tràng cho đến lớn. Những con vịt này đẻ trứng không thể dùng để ấp được. Vì khi ấp vi trùng sẽ gây nhiễm cho thai ngay tại lò ấp hay sau khi nở . Trong thiên nhiên mầm bệnh tồn tại khắp nơi trong đất, nước, mương, chuồng trại do vi trùng đào thải từ những con vịt bị bệnh hay những con vịt khỏe mang trùng cho nên vịt con mới nở ra; tốt nhất chúng ta nên trộn thức ăn, nước uống bằng các loại kháng sinh, trộn liên tục trong 10 ngày sau khi nở.
Điều trị
- Trộn một số loại kháng sinh cho vịt ăn hoặc uống từ 3 – 5 ngày liên tục sau khi mua về. Và lập lại sau 7 ngày. Các thuốc kháng sinh dùng phòng và trị bệnh có chứa NEOMYCIN, COLISTIN; FLUMEQUIN và kèm theo thuốc bồi dưỡng VITAMINE, ELECTROLYTE, men tiêu hóa.
- Sử dụng thuốc cần tuân thủ theo thời gian và khối lượng vịt qui định. Thí dụ khi điều trị chích đối với vịt lớn hoặc cho uống đối với vịt con bị bệnh phó thương hàn tham khảo thực hiện phương pháp sử dụng: MD ANTIBIOTIC 1ml + MD BETA 1ml + MD DOC SONE MOST 1ml / 10kg vịt hoặc 20-30 vịt con. Đồng thời pha nước cho uống, ngày 2 lần x 3-5 ngày: MD BIOVET 1ml + MD ELECTROLYTES 3g + MD FLUM 20 % 1 ml / 5 – 10 kg vịt.
Xem thêm những bài viết khác tại đây.