Bệnh cầu trùng ở chim cút gây ra do 1 loại ký sinh trùng hình cầu, ký sinh ở ruột phá hoại các tế bào niêm mạc ruột gây xuất huyết với tiêu chảy ra máu. Bệnh nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống hay ruồi, chuột mang mầm bệnh từ nơi khác nhiễm vào thức ăn cho cút. Khi cầu trùng sống trong biểu mô đường tiêu hóa, chủ yếu là ở ruột non và manh tràng. Cầu trùng đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, trong các điều kiện ẩm thấp noãn nang phát triển rồi nhiễm vào thức ăn cho cút gây nên bệnh. Vì vậy lứa tuổi nhiễm bệnh thường là từ 5 ngày trở đi.
Phương thức truyền lây
Bệnh cầu trùng lây qua đường tiêu hóa. Chim cút bị bệnh hoặc chim cút đã khỏi bệnh nhưng ở thể mang trùng bài thải trứng cầu trùng theo phân ra ngoài làm lây lan dịch bệnh.
Trứng cầu trùng nhiễm vào thức ăn, nước uống. Khi chim cút thu nhận thức ăn, nước uống, trứng cầu trùng sẽ đi vào ruột và gây bệnh.
Cầu trùng xâm nhập vào các lớp tế bào ruột, phá vỡ mạch máu gây xuất huyết nặng nên phân chim cút mắc bệnh cầu trùng có lẫn máu hoặc phân sáp.
Vòng đời cầu trùng từ lúc ở môi trường ngoài đến khi xâm nhập vào cơ thể chim cút
Triệu chứng bệnh cầu trùng ở chim cút
Bệnh cầu trùng phát triển tương đối nhanh, thời gian nung bệnh từ 4-8 ngày. Các triệu chứng có thể phát triển dần dần hoặc xuất hiện đột ngột do đó đàn chim cút đang khỏe mạnh có thể ốm nặng hoặc lăn ra chết.
Phân chim cút mắc bệnh có máu hoặc chất nhầy. Tuy nhiên, không phải lúc nào phân chim hơi đỏ cũng là dấu hiệu của bệnh cầu trùng. Nếu phân màu đỏ nâu có thể là do sự bong tróc bình thường của các tế bào manh tràng.
Cút ăn ít, long xù, phân có lẫn máu tươi hoặc màu xám đôi khi có lẫn bọt. Cút con thường phát bệnh trong thời gian từ 5-15 ngày tuổi. Trên lứa tuổi trên vẫn bị nhưng nhẹ hơn.
Bệnh tích ở chim cút
Phần ruột non và 2 manh tràng (nhất là đoạn cuối của 2 manh trành) có những đoạn phình to nhìn ngoài thấy đen, mổ ra có máu.
Trị bệnh cầu trùng
Phòng bệnh: Trộn 1 trong những thuốc sau vào thức ăn hay nước uống dể phòng bệnh trong thời gian từ 5-15 ngày tuổi.
- Rigecoccin trộn 1g/10kg thức ăn.
- Antuoc pha 1g/1 lít nước uống.
- Amfuridon pha 6g/1lít nước uống
- Furazolidon trộn 2g/10kg thức ăn.
Trị bệnh: Dùng 1 trong những loại thuốc tăng gấp đôi liều dung lien tục 7-10 ngày. Đối với cút đẻ nên dung Rigecoccin hay Anticoc hoặc Amfuridon thì tỷ lệ trứng đẻ không giảm.
Phòng bệnh cầu trùng ở chim cút
- Mặc dù những biện pháp này không phải lúc nào cũng ngăn chặn được sự bùng phát bệnh cầu trùng, nhưng việc thực hiện những bước này có thể giúp đảm bảo sức khỏe cho toàn đàn một cách lâu dài.
- Thực hành tốt an toàn sinh học: không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi để tránh lây nhiễm mầm bệnh cầu trùng từ các trại khác.
- Cách ly chim mới 3 tuần trước khi nhập đàn để theo dõi.
- Cung cấp đầy đủ nước sạch.
- Đảm bảo khu vực cho ăn luôn sạch sẽ và khô ráo: không ném thức ăn xuống đất – nơi chúng có thể bị nhiễm mầm bệnh.
- Định kỳ phun trùng chuồng trại.
- Nuôi với mật độ phù hợp do bệnh cầu trùng lây lan nhanh chóng ở những khu vực quá đông đúc.
- Cho chim cút non sử dụng thức ăn tập ăn.
- Tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên ở chim con mới nở.
- Cung cấp các chất bổ sung Probiotic.
Xem thêm những bài viết khác tại chuyên mục Các bệnh ở gia cầm.