Khoảng vào tháng 3 hàng năm, người chăn nuôi thủy sản ở ven biển Quảng Trị sẽ bắt đầu vào mùa vụ mới. Khởi đầu cho một mùa vụ mới, hi vọng sẽ đạt được năng suất, lợi nhuận cao. Nhưng vì đợt bão lũ vừa qua, đã khiến cho các máy móc của người dân thiệt hại nặng. Sắp vào mùa vụ và phải sửa chữa lại máy móc, bồi đắp lại ao hồ, phải tốn nhiều chi phí khiến cho người dân dễ nản lòng. Những khó khăn chồng chất gây khó khăn cho người dân Quảng Trị bắt đầu mùa vụ năm 2021 này.
Khó khăn, thiệt hại của người dân Quảng Trị bắt đầu mùa vụ mới
Vùng ven sông Thạch Hãn đoạn qua phường Đông Lương, thành phố Đông Hà có nhiều hộ làm nghề nuôi trồng thủy sản, với đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng. Loại tôm này người dân thả nuôi hai vụ mỗi năm thường kéo dài từ tháng 3-10 hàng năm, mỗi vụ kéo dài 4 tháng.
Để chuẩn bị cho thả nuôi tôm thẻ chân trắng, từ đầu tháng 3/2021 đến nay, ông Nguyễn Văn Minh ở phường Đông Lương đã tập trung thu dọn và sửa chữa máy sục khí, máy bơm nước, gia cố lại bờ ao nuôi vốn bị sạt lở nghiêm trọng sau đợt mưa lũ lịch sử cuối năm 2020.
Ông Nguyễn Văn Minh cho biết, vụ nuôi tôm năm nay khó khăn hơn nhiều so với những vụ trước do phải mất nhiều công sức, chi phí và thời gian để cải tạo ao, hồ nuôi sau lũ lụt cuối năm 2020. Ở vụ nuôi này con giống cũng có nguy cơ thiếu, do các cơ sở sản xuất con giống ở địa phương chưa thể khôi phục hoàn toàn. Do đó nhiều hộ phải mua con giống từ các tỉnh phía Nam, sau khi đưa về phải ương nuôi từ 10 – 15 ngày để con giống thích ứng với môi trường ở địa phương mới tiến hành thả nuôi. Ngoài ra các hộ nuôi thủy sản cũng thiếu vốn để đầu tư cải tạo ao nuôi, do đã bị thiệt hại nặng sau lũ lụt vừa qua.
Thiệt hại do bão lũ gây ra ở nhiều nơi
Tương tự, các hộ nuôi trồng thủy sản tập trung ở vùng ven biển các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong. Cũng gặp nhiều khó khi vào vụ thả nuôi năm 2021. Nhưng với sự hỗ trợ của nhà nước, những hộ làm nghề nuôi trồng thủy sản. Vẫn đang nỗ lực cải tạo ao hồ để kịp sản xuất khi vào vụ mới. Toàn tỉnh Quảng Trị có đến gần 1.900 ha ao nuôi thủy sản bị mất trắng do lũ lụt. Trong đó, có gần 1.200 ha ao nuôi cá, gần 700 ha nuôi tôm. Cơ sở hạ tầng của nghề này cũng bị tàn phá nặng nề, tổng thiệt hại lên đến trên 650 tỷ đồng.
Sự hỗ trợ thiệt hại của chính quyền
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ tỉnh Quảng Trị 50 tấn hóa chất. Chlorinemin 65% để xử lý môi trường gồm: Vĩnh Linh 20 tấn, Triệu Phong 15 tấn. Gio Linh 10 tấn và thành phố Đông Hà 5 tấn. Để tiến hành xử lý môi trường ao nuôi thủy sản sau lũ lụt. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã hỗ trợ tỉnh Quảng Trị 10 triệu con tôm giống. Cùng 20 tấn thức ăn; 150kg cá trắm, 100kg cá rô phi bố mẹ.
Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị. Mật độ thả nuôi cá bình quân 1 con/m2. Nên cần hỗ trợ gần 12 triệu con với các loại cá: trê, trắm, mè, chép… . Để thả nuôi cho gần 1.200 ha. Với diện tích nuôi tôm bị thiệt hại gần 700 ha. Nhu cầu hỗ trợ hóa chất Chlorinemin 65% trên 1 ha là 300 kg. Do đó khối lượng hóa chất cần hỗ trợ là gần 210 tấn. Mật độ nuôi tôm 40 con/m2. Nên số lượng tôm giống cần hỗ trợ để thả nuôi cho gần 700 ha là gần 280 triệu con.
Chính quyền trợ giúp cho người dân bắt đầu mùa vụ mới
Xác định nuôi trồng thủy sản đem lại nguồn thu nhập cao. Nên các ngành chức năng của tỉnh đang vào cuộc. Thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước, hướng dẫn các địa phương. Và người dân các biện pháp kỹ thuật, quy trình nuôi để thu được sản lượng cao.
Đồng thời khuyến cáo người nuôi hoặc vùng nuôi cần liên kết với các cơ sở sản xuất giống có uy tín để có con giống chất lượng tốt phục vụ sản xuất, lấy mẫu tôm giống để xét nghiệm, kiểm tra các mầm bệnh nguy hiểm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT trước lúc thả nuôi. Khuyến cáo người dân thực hiện ương dưỡng 2 – 3 giai đoạn. Và thả giống cỡ lớn để nuôi thương phẩm. Khuyến khích các cơ sở nuôi tôm áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt. Không sử dụng các loại thuốc, hóa chất, kháng sinh bị cấm. Theo quy định hoặc không rõ nguồn gốc, chưa có giấy phép lưu hành.