Mô hình nuôi gà ta thả vườn sẽ mang hiệu lại quả kinh tế cao, và dễ xây dựng, quy trình nuôi tự nhiên, mà không phức tạp, dễ ứng dụng. Chính vì thế, đã có nhiều bà con nông dân đã thành công trong mô hình này. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con về quy trình kỹ thuật cũng như là những điều cần làm để mô hình nuôi gà ta thả vườn mà mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Hiện nay, các giống gà được nuôi theo 1 mô hình công nghiệp với chất lượng thịt bị thấp, mềm và bở, khiến cho người tiêu dùng không mấy mặn mà. Nắm bắt nhu cầu này, rất nhiều các bà con đã mạnh dạn đầu tư, và phát triển mô hình trang trại nuôi gà thả vườn, và mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Bà con nên biết cách xây dựng trang trại nuôi gà thả vườn theo hướng thịt cho năng suất cao.
Xử lý chuồng nuôi
- Kích thước chường cao khoảng 1,5m, chiều dài khoảng 2,5m. Chiều rộng khoảng 2m và phải có một cửa để gà ra vào trú mưa.
- Nền phải được xử lý kiên cố, chắc chắn, dễ sát triển khai các biện pháp sát trùng; vệ sinh chuồng trại. Nền chuồng nên có độ hơi dốc đễ dễ dàng thoát nước. Tránh tình trạng ẩm ướt phát sinh bệnh tật. Nếu có điều kiện, bà con nên láng xi-cát hoặc lát gạch để chống chuột và đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Diện tích chuồng càng rộng càng tốt. Vì không gian thông thoáng giúp gà dễ dàng phát triển. Nếu gà con thì mật độ chuồng khoảng 10 – 12 con/m2. Còn gà dò thì khoảng 5 – 6 con/m2.
Chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật làm chuồng
Chuồng là nơi để gà ngủ và tránh những lúc trời mưa hay nắng. Mật độ phù hợp là 20 – 25 con cho mỗi mét vuông (đối với gà con mới sinh đến 4 tuần tuổi). 8 – 10 con cho mỗi vuông (đối với gà từ 1 – 2 tháng tuổi).
Chuẩn bị máng ăn, nước uống
- Khi gà con được khoảng 5 ngày tuổi mới sử dụng máng ăn, loại nhỏ. Chỉ dùng loại treo khi gà đã được 2 tuần tuổi trở lên.
- Máng uống thì chỉ cần dùng loại treo, đặt ở nhiều vị trí khác nhau (gần với máng ăn) trong khuôn viên chăn thả. Để gà uống nước thuận tiện hơn.
- Hệ thống điện sưởi ấm: Nếu giống nuôi là gà con nên chuẩn bị một khu vực riêng có trang bị đầy đủ hệ thống sưởi ấm để úm cho gà con khỏi lạnh. Loại đèn sưởi phù hợp là 75 oát. Với số lượng 50 con gà có thể dùng 1 bóng đèn và lồng úm kích thước 2x1x0,5m.
Điều kiện cần có
Điều kiện phải có một khoảnh vườn đủ rộng (1 con/m2); cao thoáng để thả gà. Đây là không gian để chúng vận động và tìm kiếm thức ăn thêm ngoài tự nhiên. Phải có quây lại bằng lưới hoặc vật liệu khác tùy ý. Để không cho vật nuôi bay nhảy ra ngoài khu vực nuôi.
Những dụng cụ cần thiết trước khi cho gà sử dụng khoảng 1 tuần phải qua khâu sát trùng. Để đảm bảo an toàn vệ sinh cho vật nuôi.
Trang bị đầy đủ thức ăn, vacxin, thuốc đầy đủ theo tiêu chuẩn chăn nuôi của bộ. Đảm bảo chuồng nằm ở hướng chính Đông hay Đông Nam; thoáng khí khi thời tiết nóng và ấm áp khi đông về.
Lựa chọn giống gà thả vườn
- Đối với hình thức nuôi gà lấy thịt, bà con có thể chọn các giống gà như lương phượng; gà ta, gà hồ, tam hoàng …
- Quan sát khi chọn giống: chọn những con nhìn nhanh nhẹn; mắt phản ứng nhanh; lông khô mượt; bụng gọn; không xệ cánh; chân cao to; không bị dị tật.
- Trọng lượng phù hợp: từ 30 – 35gr/con (1 ngày tuổi)
- Nên mua lúc sáng hoặc chiều, tránh thời điểm quá nóng hay mưa bão.Thức ăn cho gà thả vườn khá đơn giản. Đối với gà giai đoạn úm có thể rải cám công nghiệp. Hoặc tấm trực tiếp lên sàn cho chúng ăn. Không giới hạn số lần ăn. Nếu thấy thức ăn vơi đi có thể cho thêm vào để gà con tự do ăn uống.
Loại thức ăn chăn nuôi
Thức ăn cho gà thả vườn khá đơn giản. Đối với gà giai đoạn úm có thể rải cám công nghiệp hoặc tấm trực tiếp lên sàn cho chúng ăn. Không giới hạn số lần ăn, nếu thấy thức ăn vơi đi có thể cho thêm vào để gà con tự do ăn uống.
Cho đến khi gà được 1 – 2 tháng tuổi (cho ăn bằng máng treo), lúc này có thể cho gà ăn bằng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến, sao cho nguồn thức ăn này đảm bảo cung cấp đầy đủ chất đạm, khoáng chất, các vitamin và bổ sung kháng thể để gà sinh trưởng và phát triển tốt. Nên thay đổi loại thức ăn để thay đổi khẩu vị giúp gà ăn được nhiều hơn.
Hướng dẫn chăm sóc đàn gà
Gà 1 tháng tuổi có thể cho rời khỏi lồng úm và thả ra ngoài. Chọn thời điểm thả khi mặt trời đã lên cao (cỡ khoảng 8 – 9h sáng), chiều cho gà lên chuồng trước khi mặt trời lặn (cỡ 17 – 17h30).
1 tuần đầu mới thả có thể chỉ nên cho gà tiếp xúc với môi trường bên ngoài khoảng vài tiếng, những ngày sau đó mới tăng dần thời gian.
Thay nước cho gà khoảng 2 ngày/lần. Nếu nước nhanh bẩn, vẫn đục có thể thay hàng ngày. Vệ sinh máng ăn, máng uống, khu vực chuồng trại thường xuyên.
Gà được 90 ngày tuổi, bà con phòng ngừa bệnh Tụ huyết trùng cho gà bằng cách cho uống trực tiếp. Cần tiêm phòng các loại vacxin theo đúng với lịch trình của bộ đã đưa ra.
Cần quan sát hoạt động ăn uống và nghỉ ngơi của gà để có biện pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện có gì bất thường xảy ra.
Dự phòng chi phí xây dựng
Với hiệu quả kinh tế mang lại khá cao và ổn định, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư mở rộng chăn nuôi lên quy mô trang trại. Vậy, để đầu tư một mô hình trang trại nuôi gà thả vườn tốn khoảng bao nhiêu chi phí?
Tùy thuộc và điều kiện kinh tế của hộ, quy mô đàn muốn nuôi mà tương ứng với khoản chi phí phải bỏ ra. Đối với những hộ đã có khoảng không gian chăn thả thì sẽ không tốn chi phí thuê đất để làm nông nghiệp.
Những chi phí chính khi đầu tư mở trang trại nuôi gà thả vườn là chi phí con giống, xây dựng chuồng trại, trang thiết bị cần thiết (máng ăn, máng uống, lưới quây, tre, gỗ, hệ thống điện …), thức ăn sẵn, thuốc thú y, lao động thuê ngoài (nếu có), chi phí khác. Ngoài ra, nên tính thêm chi phí phát sinh cho khấu hao thiết bị và dịch bệnh xảy ra.
Tổng chi phí ước tính, bình quân với 1 ngàn con gà thì người chăn nuôi chỉ cần bỏ ra khoảng 80 – 90 triệu đồng/lứa. Trong khi đó, doanh thu nhận được tương ứng từ 110 – 120 triệu đồng.
Có thể thấy, nghề nuôi gà thả vườn là một hướng đi bền vững, ổn định kinh tế cho bà con, thậm chí có thể giúp bà con vươn lên làm giàu.