Hằng năm tại nước ta có nhiều cơm áp thấp nhiệt đới cũng như mưa lũ đi qua. Không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt và sản xuất của con người. Sau mùa bão lũ, ngành chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Bên cạnh đó, việc sụt lún bùn đất, ô nhiễm môi trường sau mùa bão lũ gây nhiều bệnh lý cho gia cầm. Thời tiết ẩm thấp thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nhiều bệnh lý trên đàn vật nuôi. Vì thế, người nuôi nên chủ động phòng tránh và có biện pháp ngừa bệnh cho đàn gia cầm của mình.
Kiên cố chuồng nuôi gia cầm sau mùa bão lũ
Đối với một số chuồng nuôi bị dột mái, nước mưa hắt vào,… Bà con cần sửa chữa ngay chuồng. Nhằm hạn chế các tác động bất lợi của thời tiết đến vật nuôi.
Đối với những chuồng nuôi có nền thấp bị ngập nước kéo dài. Cần chủ động tìm nơi cao ráo để đưa gia súc gia cầm lên cao. Có thể dùng các vật liệu trong gia đình (gạch, tre, gỗ,…). Nâng cao nền chuồng ở một khu nhốt riêng để chủ động nhốt gia cầm. Có thể tìm nơi cao ở những khu vực khác gần chuồng nuôi. Nhằm sơ tán gia cầm, tránh đàn vật nuôi bị ướt, chết lạnh.
Dọn dẹp môi trường xung quanh sau bão lũ
Khơi thông cống rãnh nhằm thoát nước nhanh. Đồng thời thu gom rác thải, dọn chất độn chuồng bị ngấm nước. Bổ sung thêm chất độn chuồng mới, đảm bảo nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ.
Vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi. Tiêu độc khử trùng chuồng trại bằng vôi bột hoặc một số thuốc sát trùng như Vkool, Benkocid, Haniodine,… Nhằm hạn chế mầm bệnh trong chuồng nuôi.
Đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm bà con có thể sử dụng Cloramin-B. Tiến hành để khử trùng nguồn nước. Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi.
Đối với gia súc, gia cầm bị chết ngay trong và sau đợt mưa. Bà con cần báo ngay cho chính quyền địa phương, các cán bộ chuyên môn như thú y. Môi trường để tiêu hủy vật nuôi theo đúng quy định tránh ảnh hưởng đến môi trường.
Người nuôi cần áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp
Áp dụng tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phù hợp với giống, lứa tuổi. Mục đích sản xuất của từng loại gia súc, gia cầm. Cung cấp đủ nước sạch, bổ sung thêm vitamin C, điện giải, đường glucose. Nhằm nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
Trong chăn gia cầm cần dự trữ thức ăn tinh đảm bảo đủ trong thời gian hàng tuần, hàng tháng. Lưu ý trong những ngày mưa kéo dài cần thực hiện tốt việc bảo quản thức ăn tinh do thời tiết ẩm thấp. Mưa dột làm thức ăn tinh hay bị nấm mốc, vì vậy hàng ngày cần kiểm tra thường xuyên khu để thức ăn tinh.
Khi cho gia cầm ăn chú ý kiểm tra kỹ, khi phát hiện thức ăn nấm mốc. Mùi vị không bình thường cần loại bỏ ngay, tuyệt đối không cho con vật ăn. Đối với trâu bò khẩu phần ăn chính là thức ăn thô xanh. Vì vậy sau lũ lụt các hộ chăn nuôi cần tìm trong khu vực những nơi có đồng cỏ không bị ngập. Có thể đưa trâu bò lên để chăn dắt hoặc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, cây chuối,…
Cách chọn thức ăn cho gia cầm
Tuy nhiên trước khi cho gia cầm ăn các nguyên liệu thô xanh phải đảm bảo sạch sẽ. Không bị dính đất bẩn, nguyên liệu cần để róc nước. Nếu quá non, chứa nhiều nước thì cần để tái. Đối với gia cầm còn nhỏ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như bổ sung thức ăn tinh. Các loại thức ăn dinh dưỡng khác để gia cầm mau chóng hồi phục sức khỏe.
Đối với những gia đình có đàn gia cầm lớn thì trong thời kỳ khan hiếm về thức ăn này. Cần xuất bán vừa có kinh phí khắc phục lũ lụt, ổn định cuộc sống. Vừa hạn chế khả năng rủi ro do dịch bệnh có thể xảy ra. Đến khi tình hình sản xuất ổn định trở lại thì có thể gây dựng đàn mới.
Mời bạn xem thêm những bài viết thú vị khác tại chuyên mục Chăm sóc gia cầm.
Bệnh tích rất dễ gặp ở gà sau mùa bão lũ
Nhìn chung bệnh do chủng vi rút độc lực cao và trung bình gây ra. Bệnh tích gây xuất huyết đường tiêu hoá và có nhiều điểm loét ở miệng, họng, thực quản. Đặc biệt dạ dày tuyến có từng đám tụ huyết, xuất huyết đỏ ở ruột non, ruột già. Hậu môn xuất huyết rõ, khí quản chứa nhiều dịch nhầy.
Niêm mạc mũi, khí quản viêm cata có dịch nhầy, có nhiều bọt khí ở túi khí. Màng não bị xuất huyết đỏ như đầu đinh ghim. Cách khắc phục bệnh này là tiêm kháng huyết thanh cho toàn đàn hoặc tiêm vắc xin Niu-cat-xơn cho gà trên 2 tháng tuổi. Nhỏ vắc xin Lasota cho gà dưới 2 tháng tuổi.
Dùng thuốc bồi dưỡng tăng cường sức đề kháng như B-complex, vitamin C. Vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, chất điện giải,… liều theo hướng dẫn sử dụng của hãng thuốc. Cách phòng bệnh là nhỏ vắc xin Lasota lần 1 cho gà 5-7 ngày tuổi, sau 2 tuần nhỏ lần 2. Tiêm vắc xin cho gà lúc 38-40 ngày tuổi. Nếu nuôi gà sinh sản thì tiêm nhắc lại trước khi gà vào đẻ.