Để chăm sóc cho gà chọi con kể từ khi mới nở đến lúc trưởng thành quả thực không phải điều dễ dàng. Ngay từ khi chúng mới sinh ra bạn đã cần phải có các biện pháp phòng bệnh và chăm sóc khoa học thì khi lớn lên gà mới khỏe mạnh. Đặc biệt là về vấn đề chủ động phòng bệnh là không thể nào thiếu. Bởi nếu để bệnh diễn ra rồi mới tìm cách chữa trị thì sẽ gây ra rất nhiều vất vả trong việc chữa trị và còn nguy hại tới tính mạng gà. Do đó bài viết sau mcgdds.com sẽ chia sẻ đến bạn quy trình phòng bệnh cho gà chọi con từ 1-70 ngày tuổi.
Biện pháp phòng bệnh cho gà chọi con từ 1 – 70 ngày tuổi
Gà con 1 ngày tuổi dễ nhiễm bệnh tiêu chảy. Vì thế nên cho gà con uống kháng sinh đặc hiệu trong 3 ngày liền như: SEC, Vime – Coam, Coliquin. Nên sử dụng các kháng sinh gấp 3 lần so với hướng dẫn trên bao bì mới có hiệu quả. Mùa đông lạnh cần hòa với nước ấm 27 – 28 độ C cho gà uống hết trong vòng 1 – 2 giờ và cho uống nước sạch hòa với B. Compex theo nhu cầu. Mỗi ngày cho gà con uống 2 lần vào sáng tối.
Ngày thứ 4 – 5 dùng vacxin Lasota nhỏ mắt, mũi. Lần 1: hòa vacxin khô với 2 – 5ml nước cất, lấy ống thuốc nhỏ mắt (mỗi mililit dung dịch nhỏ được 25 – 30 giọt, nên nhỏ thử trước), nhỏ mỗi con 1 – 2 giọt, hoặc cho uống để gà nhịn khát 5 – 6 giờ, hòa vacxin tả với nước cho uống hết trong vòng 1 – 2 giờ.
- Ngày 10 – 15: Cho uống vacxin Gumborocuar.
- Ngày 14 – 17: Chủng đậu gà vào cánh.
- Ngày 20 – 25: Cho gà uống phòng bệnh cầu trùng bằng một trong các loại thuốc sau: Bio – Anticoc, Han – Eba 30%,…. uống trong 3 ngày liền, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
- Ngày 27 – 30: Nhỏ vacxin Lasota lần 2.
- Ngày 40 – 50: Tiêm phòng gà rù lần 1. Tiêm dưới da.
- Ngày 45 – 55: Tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng lần 1. Tiêm dưới da.
- Ngày 60 – 70 (sau lần tiêm lần 1 là 15 ngày) tiêm nhắc lại vacxin tụ huyết trùng lần 2.
Một số lưu ý về chuồng trại để phòng bệnh
Để gà chọi khỏe mạnh thì chuồng nuôi của gà chọi cần phải thiết kế cẩn thận. Sao cho thoáng khí, ấm áp vào mùa đông và mát mẻ khi mùa hè. Máng ăn, máng uống phải có kích thước lớn và bố trí đều trong chuồng. Để gà không chen lấn, giẫm đạp, làm rơi vãi thức ăn khiến chúng ăn không đủ no.
Một trong những điều chúng ta cần chú ý trong cách nuôi gà chọi là cần phải sát trùng chuồng nuôi 1 lần. Không để nước đổ xuống nền, tránh ứ đọng nước có thể gây bệnh cho gà. Đồng thời không để chó mèo và người lạ mặt vào khu chuồng nuôi.
Trên đây là những cách chăm sóc phòng bệnh cho gà chọi con mà mình đã tổng hợp lại để chia sẻ cho các bạn, mình hi vọng rằng bài viết của mình có thể giúp các bạn phần nào trong việc chăm sóc gà chọi tốt hơn, mình tin rằng nếu bạn có thể làm tốt những điều mà mình nói ở trên thì gà chọi nhà bạn sẽ lớn lên vô cùng khỏe mạnh, hùng dũng, sức chiến đấu cũng rất tốt.
Đặc biệt việc chủ động phòng bệnh cho gà chọi là cần thiết. Vì một khi gà đã mắc bệnh thì dù nặng hay nhẹ cũng sẽ khiến bạn phải lo lắng, vất vả hơn. Do đó để tránh những nỗi lo về sau thì bạn hãy chăm sóc và phòng bệnh cho gà thật chu đáo nhé.