Sưng khớp chân ở gà sẽ thường rất hay gặp trong các đàn gà nuôi hay gà chọi. Trong đó, bệnh này cũng có thể do một số loại vi khuẩn gây nên. Và làm cho gà bị bệnh viêm khớp, chậm lớn có khi bại liệt, giảm sản lượng đẻ.
Gà bị sưng khớp chân cũng là một vấn đề khá phổ biến tại các trại chăn nuôi. Đặc biệt là các vấn đề này sẽ rất nghiêm trọng ở các trang trại nuôi gà đá. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gây sưng khớp chân ở gà. Nhưng phổ biến nhất là do Mycoplasm Synoviae, cùng với tỷ lệ bệnh khá cao, và làm giảm tăng trọng; gây thiệt hại kinh tế lớn cho các trang trại chăn nuôi gà.
Thực trạng của vấn đề sưng khớp chân trên gà
Mycoplasma Synoviae là nguyên nhân phổ biến gây những bệnh tích trên khớp chân gà.
Tỷ lệ mắc bệnh trong đàn với viêm khớp chân thay đổi từ 2 đến 75%, với 5 – 15% là bình thường nhất. Tỷ lệ tử vong thường dưới 1%, nhưng có thể lên tới 10%. Ở những con gà bị nhiễm bệnh thực nghiệm, tỷ lệ tử vong có thể thay đổi từ 0 đến 100%, tùy thuộc vào đường tiêm và liều tiêm chủng.
Ngoài ra, còn một số loài vi khuẩn cũng có thể gây viêm màng hoạt dịch hoặc viêm khớp trên gà như: Staphylococcus aureus, Escherichia coli, pasteurellae và salmonellae cũng có thể được coi là nguyên nhân gây sưng khớp chân. Mycoplama. gallisepticum cũng có thể là một nguyên nhân gây thương khớp.
Tìm hiểu về tác nhân và biểu hiện
Gà bị sưng khớp chân có thể do một số vi khuẩn gây nên như: Mycoplasma synoviae; Salmonella; Gram (-); Pasteurella multocida; Gram (-); Staphyloccus aureus; Gram (+).
Đặc biệt, gà, vịt là gia cầm dưới 10 tuổi rất hay bị nhiễm bệnh nặng nhất. Với trường hợp gà bị sưng khớp do vi khuẩn thường là do kế phát từ bệnh hen khẹc, CRD, thương hàn, tụ huyết trùng từ họ vi khuẩn Mycoplasma gây lên. Có thể được lây truyền từ gà bố mẹ gây ra những dị tật sưng chân, viêm khớp ở gà con.
Gà bị què quặt khớp khuỷu bị viêm, sưng bên trong có dịch mủ. Quan sát thấy gà có nhiều khớp bị viêm trong cùng một thời điểm nhất là những khớp ở đầu gối, mắt cá chân, khớp háng gà đi lại khó khăn khập khiễng. Gà giảm ăn, lờ đờ, khớp bị viêm sưng đỏ lên, khi sờ tay vào thấy mềm và nóng có dấu hiệu đau. Xuất hiện nhiều khớp bị sưng trong cùng một thời điểm. Tập trung nhiều ở đầu gối và mắt cá chân khiến cho gà đi khập khiễng. Các khớp dần viêm cứng lại và gần giống với bệnh bại liệt.
Phương pháp phòng và trị bệnh
Phòng bệnh là chính bởi gà bị sưng khớp chân không có vaccine phòng bệnh. Dùng chất điện giải cho gà uống Glucozo + Vitamin tổng hợp cho uống liên tiếp 3 ngày. Sử dụng thuốc Enroflorxacin hoặc Doxycillin + Tylosin cho uống 7 ngày liền mỗi ngày cho uống 1 lần. Định kỳ 2 tuần/lần vệ sinh tiêu độc chuồng trại bằng thuốc sát trùng. Vệ sinh trứng và lò ấp để mầm bệnh không lây nhiễm từ trứng vào phôi hoặc gia cầm non sau khi nở.
Xem thêm các bài viết về Kinh nghiệm chăn nuôi tại đây.
Người nuôi có thể tham khảo một trong các phác đồ điều trị dưới đây
- Cách 1: Dùng Doxy – hencoli hòa vào nước uống liều 1 ml/2 lít nước uống trong 5 ngày. Kết hợp với điện giải Glucozo K-C thảo dược với 1 liều lượng 1 – 2 gam/1 lít nước uống. Có thể hòa chung cả 2 loại thuốc vào nước uống cho gà đều được.
- Cách 2: Dùng kháng sinh tổng hợp hòa vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn theo liều 1 g/1 lít nước tương đương 6 – 8 kg thức ăn. Cho gà uống thêm điện giải Glucozo K – C để tăng sức đề kháng, tăng tác dụng của thuốc và tăng hiệu quả điều trị.
- Cách 3: Dùng ENRoCIN 20% hòa vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn. Sau đó kết hợp cho gà uống SoRBIToL – VIT trong 5 ngày liên tiếp.
- Cách 4: Dùng TyLoVET kết hợp với oSERoL – GLuCo trộn vào thức ăn hoặc nước uống dùng trong 3 – 5 ngày liên tiếp.
- Cách 5: Dùng TETRA 50% kết hợp cho sử dụng chung với điện giải GLuCozo K – C trộn vào thức ăn hoặc nước uống
Lưu ý: Sử dụng 1 trong 5 ngày cách trên sẽ khắc phục được triệu chứng gà bị sưng khớp chân, khớp gối. Ở dạng bệnh này thường bắt gặp khá nhiều ở gà con dưới 1 tháng tuổi là chủ yếu.
Phòng bệnh sưng khớp chân trên gà
- Tăng cường công tác giám sát và quản lý đàn, thường xuyên vệ sinh, sát trùng chuồng trại.
- Thức hiện các xét nghiệm tầm soát đàn thường xuyên để sớm có hướng xử lý đàn kịp thời.