Không giống với chăn nuôi gia súc hay gia cầm, việc chăm sóc và trị bệnh cho thủy sản không thể tiến hành đối với từng con một vì ta không thể biết con nào mắc bệnh. Mỗi khi bị bệnh thì thường sẽ mắc với số lượng lớn, gây thiệt hại cho kinh tế của chủ chăn nuôi. Vào thời điểm giao mùa cũng chính là khoảng thời gian cá sẽ dễ nhiễm bệnh nhất. Mà một khi đã mắc bệnh thì vô cùng khó khăn trong việc chữa trị, sử dụng thuốc. Do đó phòng bệnh cho cá luôn là biện pháp hữu hiệu nhất và cần được ưu tiên hàng đầu.
Phòng bệnh trên môi trường nước
– Định kỳ 2 lần/tháng dùng vôi hòa với nước tạt đều xuống ao nuôi để khử trùng và diệt mầm bệnh trong nước ao, liều lượng là từ 1 – 2kg/100m2.
– Theo dõi diễn biến thời tiết, mầu nước, độ PH ( 7,0 – 8,5 ) của nước để kịp thời điều chỉnh.
– Sử dụng chế phẩm EM gốc pha chế thành EM5 dùng xử lý đáy ao với liều lượng là 5L EM5/1000m2, định kỳ 2lần/tháng.
– Khi môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm hay có những biến đổi bất thường là do một số nguyên nhân như: tảo tàn; chất hữu cơ trong ao nhiều giúp tảo phát triển mạnh; tảo độc phát triển nhiều thì người nuôi cần thay nước hoặc dùng một số các loại chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi như TA – Gold, Zeofish…. Hoặc sử dụng Vicato, BKC… để xử lý tảo và làm ổn định môi trường ao nuôi, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Vào những ngày thời tiết thay đổi khi thấy cá có hiện tượng nổi đầu bất thường; do thiếu ô xy thì cần bơm nước sạch vào ao hoặc dùng quạt nước, máy đánh sóng. Để tăng cường oxy ngoài ra có thể dùng viên oxy. Để tăng hàm lượng oxy khi cần thiết, liều lượng sử dụng 1 – 2 kg/ 1.000 m3 nước ao. (Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Cách phòng ngừa bệnh cho cá
– Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách cho cá ăn các loại thức ăn giàu đạm, định kỳ 2 lần/tháng bổ sung vitamin Ctrộn vào thức ăn cho cá với liều lượng 2 – 5 g/100 kg cá nuôi. Kết hợp phòng bệnh cho cá, bằng cách định kỳ 1 lần/ tháng
– Trộn tỏi tươi xay nhuyễn trộn vào thức ăn với liều lượng 50 g/100 kg cá. Cho cá ăn liên tục 3 – 5 ngày hoặc là thuốc tiên đắc 20g/100 kg cá cho ăn 3-5 ngày liên tục. Hoặc dùng chế phẩm EM tỏi cho ăn định kỳ 2 lần/tháng để phòng bệnh cho cá. Với liều lượng là 1lít EM tỏi/10 kg thức ăn trộn ủ cho se viên thức ăn sau đó với cho cá ăn, cho ăn 3 – 5 ngày liên tục; khi cá bị bệnh thì sử dụng liều lượng gấp đôi, cho ăn liên tục 7 – 10 ngày.
– Thường xuyên quan sát hoạt động của cá nuôi. Khi có hiện tượng bất thường cần xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.
– Khi thời tiết thay đổi đột ngột cần giảm lượng thức ăn của cá từ 40 – 50% so với lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày.
– Dùng lá xoan bó thành từng bó thả xuống ao để diệt trùng mỏ neo với liều lượng 0,2 – 0,3 kg/m3 nước hoặc dùng chế phẩm sinh học chiết xuất từ lá xoan hay cây trâm bầu để diệt ký sinh trùng phòng bệnh cho cá.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá
Quá trình chăm sóc cho cá cần chú ý một số điểm sau:
– Lượng phân và các loại phân bón trong ao phải tùy thuộc vào số lượng, cơ cấu đàn cá nuôi, vùng nước và thời tiết. Vì nếu thừa phân sẽ gây ô nhiễm môi trường còn thiếu phân cá không phát triển được
Hàng ngày kiểm tra:
– Lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chình phù hợp
– Môi trường cá sống tốt hay xấu. Định kỹ 15 – 20 ngày bón vôi xuống ao với lượng 2 -3 kg.100m3 nước.
– Khả năng hoạt động của cá: Cá có bịểu hiện nhiễm bệnh hay không để có biện pháp khắc phục
– Thường xuyên thêm nước vào ao tạo môi trường tốt cho cá hoạt động và tăng nguồn thức ăn trong ao,cứ 10 – 15 ngày thêm một lần mỗi lần thêm 20 – 30cm,30 – 35 ngày thay nước cho ao 1 lần,mỗi lần thay 1/2 – 2/3 lượng nước trong ao.
– Nếu thời tiết không bình thường, quá nóng hoặc quá rét thì thả bèo tây, hoặc bèo cái. Ép dồn 1/3 diện tích ao cho cá trú mát. Mùa đông thả bó rơm rạ to xuống ao cho cá trú rét.
Xem thêm các phương pháp phòng bệnh khác tại đây.