Tôm hùm được mệnh danh là “vua” của các loài tôm. Đây là một lựa chọn chăn nuôi khiến nhiều người trở thành triệu phú nhờ giá trị kinh tế mà nó mang lại. Vì thế, để có thể nuôi tôm hùm cho ra năng suất cao và chất lượng, là điều không quá khó. Bạn cần nắm rõ các lưu ý trong việc chọn lồng nuôi, chăm sóc, ngừa bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt cụ thể hơn các thông tin về tôm hùm. Cũng như mách bạn các lưu ý để nuôi được mẻ tôm chất lượng nhất!
Thông tin cơ bản về tôm hùm
Tôm hùm là tên gọi chung cho các loài tôm biển lớn. Loài tôm này có kích thước lên đến 60cm và nặng tới 15kg. Loài tôm này có thịt chắc, ngọt và thơm. Đây là một trong những hải sản có giá trị kinh tế rất cao. Chính vì thế mà nhiều người đã lựa chọn nó để nuôi và làm kinh tế.
Nói đến tôm hùm là nói đến những món ăn đặc sản trên thế giới. Từ món Tây đến món ta đều có thể sử dụng loài hải sản này để chế biến. Dù lựa chọn cách chế biến nào thì nó vẫn luôn có khả năng cuốn hút người ăn. Bằng chính hương vị thơm ngon, cao cấp như biệt danh “vua” của các loài tôm mà nó đang có. Một số loại tôm hùm phổ biến tại Việt Nam như tôm hùm Canada, tôm hùm bông, tôm hùm tre, tôm hùm baby, tôm hùm sen. Tùy theo đặc điểm hình thể và màu sắc mà có tên gọi và các dấu hiệu phân biệt riêng.
Việc nuôi tôm hùm không dễ chút nào. Bởi đây mặc dù là loài sống lâu, có con sống đến hàng trăm tuổi. Nhưng đó là ở môi trường tự nhiên ở biển. Bởi loài tôm này thường đòi hỏi điều kiện sống khắt khe với vùng biển ấm, lặng. Và chúng thường có thói quen sống ở đáy biển khơi nơi có hang hốc khe đá san hô. Tôm hùm có chu kỳ đẻ trứng theo mùa vụ . Thường thì thời gian đẻ trứng của loài tôm này sẽ vào tháng đông xuân đến hè thu.
Điều quan trọng cần biết
Như chúng tôi đã nói thì việc nuôi tôm hùm không dễ như nhiều người nghĩ. Nếu không thực hiện đúng kỹ thuật thì sẽ rất khó để có thể thành công với mô hình này. Bạn cần phải nắm rõ được các vấn đề sau. Thì mới có thể đảm bảo chất lượng của tôm được cao nhất và mang lại giá trị kinh tế như mong muốn.
Vị trí nuôi cực kì quan trọng. Vì nó có đặc tính thích sống ở khu vực vùng nước ấm và lặng nên vị trí được lựa chọn đề nuôi tôm hùm cũng cần được cân nhắc thật kỹ. Bạn nên chọn vị trí nuôi tôm với các đặc điểm sau:
- Khu vực nuôi tôm phải là vùng không bị ảnh hưởng của mưa bão và nằm trong khu vực quy hoạch.
- Cần tránh xa khu vực cửa sống để tránh việc ảnh hưởng của nước ngọt vào khu vực nuôi.
- Vị trí nuôi cần có đáy cát hay cát pha bùn và không bị ô nhiểm bởi các chất thải công nghiệp ở xung quanh.
- Tùy theo từng hình thức nuôi khác nhau mà bạn chọn vị trí nuôi với độ sâu mực nước khác nhau. Đối với nuôi lồng găm thì độ sâu mức nước nơi đặt lồng tối thiểu khi triều thấp là 4m. Đối với nuôi lồng sắt thì độ sâu mức nước nơi đặt lồng tối thiểu khi triều thấp là 4-8m và sâu hơn 8m đối với hình thức nuôi tôm lồng nổi.
- Ở các khu vực được chọn để nuôi tôm thì phải đảm bảo là tốc độc dòng chảy phải nhẹ, chỉ khoảng 1-2cm/giây vì tôm hùm có đặc tính sống ở vùng nước lặng.
Cấu tạo lồng nuôi tôm hùm
Lồng nuôi sẽ có 3 phần chính là: khung lồng, lưới bọc khung lồng và hệ thống phao neo. Mỗi bộ phận sẽ yêu cầu các đặc điểm thiết kế khác nhau. Khung lồng cần đảm bảo tính kiên cố. Chất liệu được sử dụng tốt nhất là sắt hoặc gỗ có khả năng chịu mặn cao như: gỗ sao, vên vên, căm xe, chò. Phần khung này thường được thiết kế hình trụ hoặc hình chữ nhật có 4 mặt bên và 2 mặt đấy.
Lưới bọc khung lồng được lựa chọn tùy theo số lượng và kích cỡ của tôm hùm mà bạn nuôi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất trong quá trình nuôi thì bạn nên bọc thêm một lớp lưới thưa bên ngoài để bảo vệ lớp lưới bên trong, tránh thất thoát tôm nuôi. Phao và neo là hai yếu tố giúp cho các lồng nuôi tôm hùm được cố định cũng như thuận tiện cho việc kiểm tra, chăm sóc tôm. Bạn có thể sử dụng can nhựa hay thùy phuy là phao. Đối với neo thò bạn có thể dùng neo sắt ở 4 góc của lồng.
Các loại lồng nuôi tôm hùm được sử dụng rộng rãi. Bạn có thể lựa chọn các lồng nuôi khác nhau tùy theo điều kiện khu vực hay hình thức nuôi. chúng tôi sẽ gợi ý giúp bạn lựa chọn một số lồng nuôi được sử dụng nhiều nhất hiện nay như: Lồng chìm, lồng găm, lồng bè.
Một vài lưu ý khi nuôi tôm hùm
Bạn cần phải biết cách chọn được giống tôm có sức khỏe tốt, có hiệu quả kinh tế cao để nuôi. Tôm giống cần được khai thác tự nhiên bằng bẫy, mành hay lặn bắt. Mà không qua bất cứ việc sử dụng thuốc gây mê nào khác. Tôm khai thác bằng thuốc gây mê thường còn nguyên vẹn các phần phụ. Nhưng màu sắc của tôm thường chuyển sang màu hồng, nhợt nhạt. Tôm hoạt động chậm chạp, yếu ớt, trông giống như tôm bệnh. Loại tôm này thường chết từ rải rác đến hàng loạt ở giai đoạn đầu thả nuôi. Vì vậy mua tôm cần chú ý để không chọn nhầm loại tôm này.
Muốn nuôi được thì bạn phải có ghe/xuồng nhỏ, máy nén khí, máy giặt lưới. Máy diezen, bình lặn và bộ đồ lặn, bộ phận cắt, trộn thức ăn… Đây là những vật dụng hỗ trợ cho công việc chăm sóc và nuôi tôm của bạn.
Thức ăn cho tôm là một trong những chi phí khá lớn. Chiếm khoảng hơn 30% tổng chi phí nuôi tôm hùm (chỉ sau chi phí mua tôm hùm giống). Vì vậy, phải chọn lựa thức ăn làm sao để vừa tiết kiệm được chi phí, lại vừa có hiệu quả cao. Đây là công việc không kém phần quan trọng. Đảm bảo vệ sinh và có các biện pháp phòng chống bệnh cho tôm hùm. Được tốt nhất, tránh dịch bệnh xảy ra gây tổn thất về kinh tế.
Lời kết
Tôm hùm hay bất kì một loài sinh vật biển nào cũng có những cái khó khăn riêng. Nhưng hiệu quả kinh tế mà nó mang lại là hết sức khổng lồ. Hy vọng, với một vài thông tin chia sẻ cơ bản về việc nuôi trên đây. Chúng tôi tin là bạn sẽ có thể tự tin để có thể lựa chọn được cách nuôi tôm hiệu quả nhất. Và mang lại giá trị kinh tế cao nhất cho mình.