Theo thống kê trong năm gần đây, nhiều huyện, tỉnh ở nước ta có tiềm năng nuôi thủy sản đều đã chuyển hướng sang nuôi cá theo quy trình và đúng tiêu chuẩn VietGAP. Hướng này áp dụng những kỹ thuật tiên tiến góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao. Có thể lấy ví dụ điển hình là HTX Dịch vụ Nông nghiệp Xuân Tùng ở huyện Gia Bình. Khu chăn nuôi này thành lập từ năm 2014, HTX Dịch vụ Nông nghiệp Xuân Tùng, thôn Chi Nhị, xã Song Giang bao gồm có 12 thành viên nuôi cá lồng trên sông; với tổng số hơn 100 lồng đều được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn VietGAP. Sản lượng cá thu nhập hàng năm ổn định với số lượng đạt 300 – 350 tấn.
Định nghĩa chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được thực hiện trên cơ sở 4 nhóm tiêu chí: Đảm bảo an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường; bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Và phúc lợi xã hội; bảo đảm chất lượng sản phẩm. Nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP cần thực hiện nhiều tiêu chí nghiêm ngặt về ao và kỹ thuật nuôi như: Con giống, các yếu tố môi trường nước, độ PH, nhiệt độ, phòng dịch bệnh…
Theo ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Thì với tính ưu việt của hình thức này, từ năm 2017 Chi cục Thủy sản xây dựng một số mô hình nuôi cá trong ao theo tiêu chuẩn VietGAP; tại xã Lạc Vệ (Tiên Du) và nuôi cá trong lồng trên sông tại xã Mão Điền (Thuận Thành).
Các HTX, hộ dân tham gia nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP; được Chi cục tập huấn, tư vấn kỹ thuật, lấy mẫu kiểm tra, đánh giá, phân tích chất lượng nước. Và được Tổng cục Thủy sản cấp giấy chứng nhận bảo đảm tiêu chuẩn. Sau hơn một năm triển khai, bước đầu những mô hình này; đưa lại những hiệu quả tích cực mở ra hướng đi mới cho nuôi trồng thủy sản. Góp phần tích cực thực hiện Đề án “Bắc Ninh phấn đấu không còn thực phẩm bẩn”.
Huyện Gia Bình có 94 NTTS được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn
Ông Đào Xuân Chuẩn, Giám đốc HTX cho biết: “Nuôi cá đặc sản giá trị lớn như cá lăng, trắm đen, trắm cỏ, chép giòn nên chúng tôi phải chăn nuôi cẩn thận để hạn chế tối đa thiệt hại. Hướng tới việc xây dựng chuỗi giá trị nông sản. Nhìn chung, chăn nuôi theo quy trình VietGap đòi hỏi các hộ phải kiên trì. Kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu. Các thành viên trong HTX ;thay đổi được nhận thức trong phương thức canh tác. HTX quản lý được đầu vào con giống, đầu ra cá thương phẩm, nguồn nước dưới ao… của các hộ thành viên”.
Được biết, huyện Gia Bình có 94 cơ sở sản xuất, NTTS được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Là một trong những địa phương có số cơ sở được chứng nhận nhiều nhất tỉnh. Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nguyễn Khắc Đạm, với diện tích 1.028 ha NTTS; và 684 lồng nuôi cá trên sông tại 6 xã, nuôi cá theo quy trình VietGAP là hướng đi phù hợp; với định hướng phát triển nông nghiệp của huyện, giúp các vùng nuôi ít xảy ra dịch bệnh, chất lượng sản phẩm tăng, nâng cao giá trị sản xuất.
Tuy nhiên, băn khoăn các hộ nuôi cá VietGAP là mặc dù quá trình để được cấp giấy chứng nhận tốn nhiều công sức, nhưng việc tiêu thụ cá không có gì thay đổi. Sản phẩm chủ yếu được bán qua thương lái với giá bấp bênh. Vì vậy, ngành chức năng cần có giải pháp; để sản phẩm cá VietGAP có giá thành, đầu ra ổn định. Tiếp tục tiếp cận các chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, kỹ thuật; để phát huy lợi thế nguồn nước, đưa phong trào nuôi cá bài bản theo quy trình VietGAP; trở thành giải pháp làm kinh tế bền vững cho nông dân.
Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục: Tại đây