Hiện nay, vì tình hình bà con nông dân cũng bị ảnh hưởng của bệnh dịch tả heo Châu Phi, và đã chuyển sang nuôi gà thịt để có thể ổn định kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, để bà con nông dân hiểu và cũng có biện pháp xử lý hiện tượng mất nước để gà con giống mới nhập về đã xảy ra rất phổ biến. Nhiều hộ nuôi thì không phát hiện kịp thời và có hướng xử lý đúng cách, và dẫn đến tỷ lệ chết cao. Đồng thời cũng ảnh hưởng nhiều đến sức sinh trưởng của gà các giai đoạn sau. Dưới đây cũng là một số biểu hiện gà con bị mất nước. Và các nguyên nhân và cũng cách để khắc phục.
Một số nguyên nhân khiến gà con bị mất nước
Hiện tượng gà con mất nước thường xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi khi mới đưa gà về. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do thời gian gà con ở trong máy nở dài ngày, hoặc do nở không tập trung, chậm lấy gà con ra khỏi máy nở… Ngoài ra, thời gian gà nở ra đến khi được đưa vào chuồng nuôi cho uống, ăn bị kéo dài cũng là nguyên nhân làm cho gà con bị mất nước.
Do kỹ thuật ấp nở: Thời gian gà con ở trong máy nở dài ngày do nở không tập trung, hoặc chậm lấy gà con ra khỏi máy nở,… Thời gian kéo dài từ khi gà nở ra đến khi được đưa vào chuồng nuôi cho uống, ăn.
Biểu hiện của gà con mất nước
Biểu hiện của gà con mất nước là lông khô, khối lượng nhẹ hơn so kích cỡ của gà. Da chân gà không bóng mượt, nếu mất nước nhiều thì da còn bị nhăn. Khi thả vào quây cho uống nước, gà tranh nhau uống, dẫn đến nhiều con bị ướt lông, bị lạnh, rét, vì thế chúng túm tụm, chồng đống lên nhau, nhiều con bị chết bẹp, chết ngạt, mặc dù nhiệt độ trong quây úm vẫn đảm bảo 32 – 33oC.
Lông bông khô, khối lượng nhẹ hơn so với kích cỡ của nó. Da chân không bóng mượt, nếu mất nước nhiều thì bị nhăn. Khi thả vào quây cho uống nước, gà tranh nhau uống, dẫn đến nhiều con bị ướt lông, bị lạnh, rét, vì thế chúng túm tụm, chồng đống lên nhau, nhiều con bị chết bẹp, chết ngạt, mặc dù nhiệt độ trong quây úm vẫn đảm bảo 32 – 33oC.
Xem thêm các bài viết về Chăm sóc gà thịt tại đây.
Biện pháp xử lý khi gà con bị mất nước
- Chia thành nhiều quây với số lượng gà dưới 300 con/quây để hạn chế gà chồng đống lên nhau;
- Tăng cường gấp đôi số lượng máng uống trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi thả gà vào quây úm (25 gà/máng uống);
- Đảm bảo nhiệt độ tối ưu cho quây úm;
- Cho gà uống dung dịch đường glucoza với vitamin, mỗi lít có 50 gam đường glucoza, 1 gam multivitamin hoặc ADE B complex và 1 gam vitamin C;
- Cho uống từng con một: 10 giọt/con: Nếu không cho uống từng con thì cho cả đàn uống từ từ bằng máng uống; tăng lượng máng gấp đôi; cho uống trong khoảng 10 phút thì nhấc máng ra, sau khoảng 30 phút thì cho uống tự do; tách những con yếu cho uống trực tiếp khoảng 10 giọt/con.
- Tăng cường quan sát, theo dõi, xử lý tránh gà con tụ đống.
Kết luận
Trong số những chất dinh dưỡng cho động vật nuôi, nước là chất dinh dưỡng rẻ nhất. Nhưng lại quan trọng nhất. Con vật nếu không được uống nước sẽ chết nhanh hơn so với khi không được ăn. Vì một lý do nào đấy khiến con vật bị thiếu nước thì sẽ giảm ăn, chậm lớn; hiệu quả sử dụng thức ăn giảm đi. Nếu thiếu nước trầm trọng hơn thì sự chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn và có thể chết. Nguồn nước uống có thể lấy từ giếng khoan, giếng đào, nước máy công cộng. Không sử dụng nguồn nước từ sông, suối, ao, hồ. Lý tưởng nhất là nước phải sạch mà người có thể uống được bình thường.
Nước giếng phải được kiểm tra phân tích để đảm bảo nước sạch; không có vi khuẩn gây hại như E coli, Coliform và không có kim loại nặng gây độc như thủy ngân, chì, thạch tín và sắt. Nếu sử dụng thì phải có các thiết bị lọc kim loại nặng và sát khuẩn. Nước phải đủ mát, đảm bảo nhiệt độ khoảng 20 – 24oC. Có áp lực vừa đủ và phù hợp với lứa tuổi, loại vật nuôi. Khi gà con bị mất nước cần thực hiện các biện pháp sau: Chia thành nhiều quây với số lượng gà dưới 300 con/quây để hạn chế gà chồng đống lên nhau.