Mùa mưa là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển trong môi trường. Đối với vật nuôi nói chung và loài gia cầm nói riêng cần có cách chăm sóc phù hợp. Việc chú ý tới dinh dưỡng, chuồng trại sẽ giúp gia cầm hạn chế sự tấn công của vi khuẩn có hại.
Mùa mưa còn là thời điểm khá nhạy cảm đối với gia cầm. Thời gian này, người nuôi cần chú ý giữ ấm cho gia cầm. Tăng cường nhiệt bằng cách trang bị đèn giữ ấm. Đối với hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ có thể dùng rơm khô hoặc che chắn chuồng nuôi kỹ hơn.
Trang bị chuồng nuôi vững chắc cho gia cầm mùa mưa
Chuồng nuôi gia cầm cần kín gió không nên có khe hở. Vì gió lùa gà sẽ rất lạnh dẫn đến việc gà sẽ bị ốm ngay. Nên thắp bóng đèn cho gà và đốt úm trấu cho gà ấm. Nhất là những hôm trời rét buốt và độ ẩm cao. Đặc biệt, không nên làm cửa thông gió quá thấp sẽ khiến gió lùa vào và không được để nền chuồng ướt. Vì ban đêm hơi lạnh sẽ làm gà dễ bị viêm phổi.
Đối với chuồng nuôi gia cầm, mọi người nên chia ngăn ra làm từng ô nhỏ để thuận tiện cho việc sưởi ấm. Tránh tình trạng để gà trong diện tích lớn khó khăn trong việc sưởi ấm, giữ ấm cho gà.
Vì mùa đông nhiệt độ giảm và độ ẩm tăng cao, Nên người chăn nuôi cần đảm bảo chuồng phải được khô thoáng và sạch sẽ. Bà con nên tiêu độc khử trùng chuồng trại, các trang thiết bị; dụng cụ chăn nuôi bằng Benkocid, Clorin hoặc dùng vôi bột, nước vôi. Để khử trùng mỗi tuần 1 lần.
Người nuôi cần chú ý tới chế độ ăn uống của gia cầm
Nên cung cấp cho gà ăn đầy đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng thức ăn tốt. Theo từng loại, từng giai đoạn phát triển. Khi thay đổi thức ăn cho gà không được thay đổi đột ngột mà thay đổi từ từ. Để gia cầm làm quen với thức ăn mới.
Cho gia cầm uống nước sạch. Trong ngày nhiệt độ xuống thấp cần cho gia cầm uống nước ấm để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó, bà con nên cho gà uống thêm B.Complex. Giúp cho gà khoẻ mạnh tăng sức đề kháng.
Khi chăn nuôi gà để giúp gà miễn dịch tốt thì bên cạnh việc tiêm vacxin cúm gia cầm theo quy định. Cần tiêm đầy đủ các loại vacxin như: Marek gà; Gumboro; đậu gà; tả gia cầm; tụ huyết trùng gia cầm theo lịch của cơ quan thú y địa phương.
Cách tăng cường sức đề kháng cho gia cầm
Trong mùa lạnh rét buốt thì nên thả gà muộn. Nhốt gà sớm hơn với những ngày trời mát mẻ nhiệt độ ổn định. Đặc biệt chuồng nuôi cần đảm bảo nhiệt độ ổn định. Nhốt và thả theo độ ngày và tháng tuổi của gà. Chuồng phải luôn khô sạch, sử dụng thuốc sát trùng để dọn chuồng.
Nên cho gà ngửi khói quả bồ kết định kỳ 5-7 ngày một lần. Giúp mũi gà thông thoáng, phòng hiệu quả các bệnh về đường hô hấp. Tiêu diệt virus cúm, giúp gà khoẻ mạnh chống lại bệnh tật.
Tầm khoảng 2-3 ngày bà con nên cho gà uống nước tỏi pha loãng/lần (đập dập tỏi sống pha với nước). Để giúp gà phòng chống bệnh hiệu quả bởi trong tỏi có chứa chất giúp tiêu diệt virus giúp gà luôn mạnh khỏe.
Mùa mưa nên sưởi ấm cho gia cầm ra sao?
Khi thời tiết chuyển lạnh thì việc sử dụng các biện pháp sưởi ấm cho gia cầm là vô cùng cần thiết. Giúp gia cầm không bị cảm lạnh. Bà con có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:
Để tạo ấm có thể đốt củi, trấu, rơm rạ, nguồn nguyên liệu tận dụng có sẵn. Tuy nhiên, tránh ngạt cho gia cầm. Khói sinh ra phải được đưa qua đường ống xả khói ra ngoài, chỉ cần tỏa nhiệt để sưởi ấm cho gà.
Khi sử dụng bếp điện hoặc bếp than để ủ ấm cho gà. Mọi người nên chú ý phòng chống cháy tránh gà bị bỏng. Người chăn nuôi nên làm một cái nơm sắt bọc lên bếp khi cho gà sưởi ấm. Phía trên bề mặt quây nên dùng tấm lợp khó bắt lửa đậy lại để giữ nhiệt cho gà.
Biện pháp sưởi ấm bằng điện cho gia cầm
Phương pháp sử dụng bóng hồng ngoại, quạt sưởi, bóng sợi đốt để sưởi ấm cho đàn gia cầm. Đây phương pháp tối ưu khi sưởi ấm cho gà trong mùa lạnh. Đối với bóng sợi đốt vào ban đêm thì phải che bớt ánh sáng. Giúp gà dễ ngủ, đảm bảo sức khỏe của gà.
Nếu bà con nuôi gia cầm số lượng nhiều với diện tích lớn. Cần lắp đặt hệ thống sưởi ấm bằng đèn gas. Giúp tỏa nhiệt lớn với diện tích rộng, tiết kiệm chi phí hơn so với các biện pháp sưởi ấm khác. Không lo tình trạng mất điện ảnh hưởng đến việc sưởi ấm cho đàn Gà.
Lưu ý không nên dùng phương pháp sử dụng máy sưởi than. Hoặc sưởi thủ công bằng than, dầu, xăng gây tốn kém nguyên liệu, đốt cháy oxy của gia súc gia cầm,… Vừa gây ô nhiễm môi trường vừa có thể làm cho gia súc gia cầm khó thở. Chậm lớn thậm chí bị tiêu diệt vì không đủ oxy.
Bệnh hô hấp mãn tính rất dễ gặp trên gia cầm
Tác nhân cơ bản gây bệnh hô hấp mãn tính là Mycoplasma gallsepticum. Bệnh xảy ra ở các loài gia cầm, mọi lứa tuổi. Bệnh truyền qua trứng từ đàn bố mẹ đến đời con cháu. Gia cầm nhiễm bệnh có thể do tiếp xúc gia cầm bệnh. Hoặc mầm bệnh từ môi trường, do môi trường chăn nuôi ô nhiễm, kém thông thoáng,…
Gà thường kém ăn, tăng trọng giảm, tiêu tốn thức ăn cao. Gà lớn biểu hiện chung là chảy nước mắt, mũi, đặc biệt khó thở. Gà mái tỷ lệ đẻ trứng giảm 20 – 30%. Bệnh thông thường ít làm chết gà, ở thể mãn tính làm giảm tăng trọng. Tiêu tốn thức ăn cao ở gà dò và giảm sản phẩm trứng ở gà đẻ.
Cách phòng bệnh là mua gà con giống ở những nơi an toàn. Để tránh gà con mắc nhiều bệnh từ trứng. Cách ly gà ốm và gà khoẻ. Dùng vắc xin để phòng bệnh, định kỳ tẩy uế chuồng trại và môi trường xung quanh.