Trong chăn nuôi gà thịt, bên cạnh ngô là loại thức ăn thường thấy cho gà. Người ta cũng dùng thêm rất nhiều các loại nguyên liệu thay thế. Chúng vừa giúp đa dạng nguồn cung thức ăn, giảm thiểu chi phí đầu tư. Bên cạnh đó chất lượng thịt, trứng gà cũng được tăng cao. Chúng có thể là các phụ liệu lò bánh, mật rỉ đường mía, đậu nành nguyên hạt , ngũ cốc phụ,…Nếu bạn là người chăn nuôi và đang muốn tìm hiểu chi tiết về các loại phụ liệu này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết ‘Một số nguyên liệu có thể làm thức ăn cho gà thay cho ngô’.
Các phụ phẩm từ lò bánh
Bột bánh có thể hình thành từ rất nhiều nguyên liệu giàu tinh bột. Và chất béo như mì ống, bánh ngọt; bánh mì, khoai tây chiên, đồ ngọt… Tuy nhiên, để có thể sử dụng đúng cách và đánh giá đúng chất lượng.
Xem thêm các bài viết chăn nuôi gà thịt tại đây.
Cần biết mức độ muối, đường, tinh bột và dầu/chất béo. Đối với gà thịt, nên tránh sản phẩm có hàm lượng lactose và đường cao. Trong khi nên ưu tiên loại dầu cao (có thêm chất chống ôxy hóa) và hàm lượng tinh bột.
Dầu/mỡ, nguyên liệu hợp làm thức ăn cho gà
Mặc dù dầu và chất béo có chi phí khá cao. Tuy nhiên vẫn có một số loại có chất lượng cao và chi phí phù hợp. Chẳng hạn như các nguồn chất béo ít được biết đến. Như nguồn chất béo là nguyên liệu sản xuất xà phòng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng. Có thể sử dụng lượng dầu và chất béo bổ sung cao hơn bình thường. Trong khẩu phần ăn của gà thịt. Mặc dù điều này có thể làm thay đổi chất lượng thân thịt. Nhưng vẫn nằm trong mức chấp nhận được.
Nguyên liệu sắn cũng có thể cho gà ăn
Là một sản phẩm của Đông Nam Á. Và thường được nhập khẩu vào các nước khác. Vì nó đã trở thành một loại hàng hóa. Nó có thể gây độc, nếu không được chế biến đúng cách. Tác động này được quan tâm nhiều hơn khi mức sử dụng tăng lên. Tuy nhiên hiện nay, thông thường sắn được bán trên thị trường.
Đều từ những nhà cung cấp có uy tín nên khá đảm bảo về chất lượng. Tại Thái Lan, nước có sản lượng sắn khá cao. Gần như tất cả sắn được sử dụng cho thức ăn gia súc và sản xuất tinh bột. Ngành công nghiệp sau này đã cho ra các sản phẩm phụ nhiều xơ; bột sắn, đã được sử dụng làm thức ăn cho gia cầm và heo.
Mật rỉ đường từ cây mía
Các vườn mía tới kì thu hoạch sẽ được cắt bỏ lá, phần thân mía giữ lại được làm sạch rồi sau đó đem nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước. Nước mía thu được sẽ đem đi đun sôi đến khi cô đặc, để tạo nên các tinh thể đường. Các tinh thể đường được tách ra làm thành phẩm là đường mía và phần mật mía còn lại tiếp tục được đem đi để cô đặc. Sau khoảng ba lần cô đặc, hầu hết không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường, chất lỏng còn lại chính là mật rỉ đường. Theo thống kê, cứ khoảng 100 tấn mía cây ép ra thì sẽ cho ra từ 3 – 4 tấn mật rỉ đường nguyên chất.
Ít khi người ta xem xét mật rỉ đường làm thức ăn cho gà thịt. Nhưng không có gì gây hại trong nguyên liệu này. Ngoài việc nó có dạng bán lỏng cần được xử lý đặc biệt. Vì vậy, khi mật rỉ đường đã tồn tại như một nguyên liệu. Trong bất kỳ nhà máy thức ăn chăn nuôi nào. Thì không có lý do gì một lượng nhất định không thể được sử dụng trong thức ăn cho gà thịt.
Một số loại ngũ cốc phụ
Tất cả mọi thứ trừ ngô và lúa mì có thể được coi là ngũ cốc phụ. Trong số đó, chỉ có cao lương, loại nguyên liệu. Ở một số nơi đã được trồng thay ngô. Được xem là loại có chất lượng tương đương với hai nguồn năng lượng là ngô và lúa mì. Bởi hầu hết các nguyên liệu thay thế. Chứa quá nhiều polysaccharid phi tinh bột (NSP) làm giảm khả năng tiêu hóa năng lượng. Gây ra hiện tượng dính phân trên gà. Vì vậy, chúng được xem như một yếu tố kháng dinh dưỡng. Mặc dù không phải là một tác nhân độc hại.
Đậu nành cũng được dùng làm thức ăn cho gà
Đậu nành chứa tới 38% dầu ở dạng tự nhiên, khô. Do đó, khi đậu nành còn nguyên hạt. Sử dụng chúng sau khi chế biến nhiệt có thể cung cấp một nguồn năng lượng ở dạng lipid “bao bọc” mà không dễ bị ôxy hóa như lipid trong dầu và mỡ. Trong hầu hết các trường hợp, đậu nành nguyên béo được ép đùn để giảm các yếu tố kháng dưỡng có trong hạt.