Những năm trở lại đây, người dân thuộc xã Vạn (huyện Mai Châu) tỉnh Hòa Bình vừa duy trì vừa mở rộng diện tích chăn nuôi thủy sản, các ao nuôi cá. Đặc biệt là loại cá đặc sản – cá dầm xanh – “cá tiến vua”. Điều này đã từng bước nâng cao thu nhập của ngư dân. Tạo việc làm cho người dân để phát triển và trở thành sản phẩm thế mạnh của địa bàn nơi đây nhờ những thuận lợi địa hình nuôi cá tạo thu nhập. Cá dầm xanh là loại cá có vị thơm ngon, độc đáo, hương vị cá hấp dẫn dù chế biến bất cứ món gì, được nhiều nhà hàng trong ngoài nước niêm yết trên thực đơn và tư thương săn đón. Thông tin mời bạn đón xem bài viết của mcgdds.com
Cá dầm xanh được nuôi nhiều – Chất lượng cá được đánh giá cao
Xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình với địa thế có nhiều mạch nước ngầm; chảy ra từ các mó nước khe núi nên nước ở đây rất sạch. Bên cạnh đó với vị trí giáp ranh với tỉnh Thanh Hóa – có con sông Mã là nơi giống cá này tồn tại (giống cá này chỉ đánh bắt được từ sông Mã để làm giống). Chính vì vậy người dân nơi đây đã phát huy lợi thế; và nguồn lực để phát triển loài cá dầm xanh.
Cá dầm xanh được nuôi nhiều ở xóm Nghẹ, Lọng, Củm… với trên 80% hộ nuôi cá, tổng diện tích ao cá toàn xã 6,2 ha. Chất lượng cá nhận được nhiều phản hồi, đánh giá tích cực từ thị trường trong; và ngoài tỉnh bởi thịt cá đậm đà, hương vị thơm ngon. Mặc dù cá nuôi trong ao nhưng thịt chắc không kém gì; cá đánh bắt ở sông, suối. Cá nuôi lâu, trọng lượng lớn giá càng cao; con từ 3 – 3,5 kg giá dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/kg.
Mô hình nuôi cá dầm xanh ở xã đã có từ lâu, hộ nuôi ít từ 100 – 200 m2, hộ nhiều 500 – 1.000 m2 ao cá, đầu ra và giá ổn định, đầu vụ đã có nhiều tư thương đặt mua. Sản phẩm được tiêu thụ trong huyện và nhiều khách sạn, nhà hàng ở các thành phố lớn.
Thu nhập và kinh nghiệm chăn nuôi cá dầm xanh
Một hộ nuôi cá lâu năm – ông Lường Văn An, xóm Củm cho biết, ông có 350 m2 ao cá. Giống cá này thích nghi tốt với môi trường nên sinh trưởng, phát triển mạnh, 3 năm xuất bán 1 lần; trung bình mỗi con từ 1,5 – 2 kg, giá bán từ 200 – 250.000 đồng/kg tùy trọng lượng, mỗi năm ao cá đem lại cho gia đình tôi thu nhập 60 – 70 triệu đồng.
Ông Hà Công Sang, xóm Củm là một trong những hộ tiên phong nuôi cá dầm xanh; quý hiếm ở xã Vạn Mai và đã nuôi thành công. Ông Sang chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi chủ yếu làm ruộng và buôn bán rau ngoài chợ trung tâm huyện. Tôi thấy cá dầm xanh bán ở chợ với giá khá cao; 500-600 nghìn đồng/kg mà vẫn được rất nhiều người tìm mua. Tôi liền tìm hiểu và mua giống ở Thanh Hóa về nuôi. Tính đến nay, tôi nuôi cá dầm xanh cũng được hơn 10 năm; nên tôi hiểu rõ tập tính và cách chăm sóc loại cá đặc sản này”.
Về kinh nghiệm nuôi cá dầm xanh; ông Sang cho biết, ông đào ao rộng 1.500m2. Để nuôi được loài cá này, ao nuôi; bắt buộc phải có nước chảy vào, lối nước chảy ra vì vậy ông thiết kế cống nước vào và cống nước ra. Thiết kế này giúp đảm bảo môi trường nước trong ao luôn sạch; vì cá dầm xanh ưa môi trường nước trong, nếu nguồn nước đục và ô nhiễm cá sẽ còi cọc, phát triển kém, thậm chí là chết.
Kết luận
Theo UBND xã Vạn Mai, việc duy trì, mở rộng diện tích, phát triển, nâng cao chất lượng cá được xã đưa vào nghị quyết phát triển kinh tế; hướng tới xây dựng thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương. Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xã đã triển khai các chương trình tín dụng; hỗ trợ vốn vay, mở lớp tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm về nuôi cá dầm xanh cho người dân. Nhiều hộ có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững. Từ đó, nhân rộng mô hình một cách hiệu quả; tìm kiếm thị trường ổn định, hướng tới xây dựng sản phẩm OCOP, từng bước đưa cá dầm xanh trở thành đặc sản nổi bật của xã, huyện. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 32 triệu đồng/người/năm.