Lươn là loài thực phẩm có giá trị dưỡng chất cao, giàu protein, bao gồm các loại vitamin và khoáng chất. Thịt lươn còn được sử dụng để chế biến nhiều món ăn có tác dụng bồi bổ sức khỏe dành cho mọi lứa tuổi. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mô hình chăn nuôi lươn “không bùn” kiểu mới được nuôi thử nghiệm tại nhiều địa phương và có kết quả tích cực, mang đến nguồn lợi kinh tế cao cho người chăn nuôi. Điển hình là Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang vừa tổ chức chương trình tổng kết mô hình “Ứng dụng khoa học công nghệ nuôi lươn thương phẩm được sử dụng thức ăn công nghiệp” tại thành phố Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang).
Mật độ nuôi lươn không bùn cao hơn đồng nghĩa năng suất thu hoạch cao hơn
Mô hình được triển khai trên 5 hộ dân tại phường Ngã Bảy; và phường Hiệp Lợi với diện tích nuôi là 70m2, thả 14.000 con giống. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 204,238 triệu đồng. Trong đó vốn Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% con giống, thức ăn, trang thiết bị, còn lại 50% người dân đối ứng.
Các hộ tham gia mô hình đánh giá; nuôi lươn không bùn thì mật độ nuôi có thể cao hơn. Đồng nghĩa năng suất thu hoạch cao hơn; so với cách nuôi truyền thống. Hơn nữa, nuôi lươn theo cách này dễ kiểm soát dịch bệnh và hầu như trong quá trình nuôi tỷ lệ lươn sống đạt khoảng 90%. Trong khi với cách nuôi truyền thống thì tỷ lệ này chỉ đạt khoảng từ 50 – 60%. Con lươn dễ nuôi, ít bị bệnh, không tốn nhiều thời gian chăm sóc; chỉ cần ngày cho ăn 2 lần, buổi sáng vệ sinh bể nuôi. Nếu nuôi lươn trong thời điểm giá cả thị trường; ổn định hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.
Mô hình nuôi lươn thương phẩm; trong bể sử dụng thức ăn công nghiệp, các hộ dân chủ yếu tận dụng chuồng heo cũ chuyển đổi để nuôi lươn. Qua 8 tháng nuôi, tỷ lệ lươn sống đạt 75%, kích cỡ lươn; tại thời điểm tổng kết là 210 g/con, sản lượng mô hình ước đạt 2.131 kg. Với giá bán lươn thịt 130.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lợi nhuận thu về là 97,8 triệu đồng/14.000 con. Theo các hộ nuôi, mô hình sử dụng lao động trong gia đình; tận dụng thời gian nhàn rỗi. Vì vậy nếu không tính công chăm sóc lợi nhuận tăng thêm 15 triệu đồng.
Mô hình nuôi lươn sử dụng thức ăn công nghiệp có nhiều lợi thế hơn
Để nghề nuôi lươn phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn;những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã khảo nghiệm, chuyển giao nhiều mô hình nuôi lươn thương phẩm, nuôi lươn giống cho nông dân.
Năm 2010, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã thực hiện dự án chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống; và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo; giai đoạn 2011 – 2013 cho 4 hộ tại 2 xã Mỹ Lộc, Mỹ Thạnh Trung (huyện Tam Bình). Đồng thời, xây dựng 24 mô hình nuôi lươn thương phẩm tại Tam Bình. Giúp người nuôi lươn chủ động được nguồn giống đạt chất lượng.
Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long; trình diễn mô hình nuôi lươn không bùn sử dụng thức ăn công nghiệp qua dự án Phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị; theo hướng ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao đoạn 2017 – 2020.
Mô hình nuôi lươn không bùn sử dụng thức ăn công nghiệp; có nhiều lợi thế hơn kiểu nuôi truyền thống. Nuôi lươn không bùn giảm khoảng 30% chi phí đầu tư; do quản lý tốt dịch bệnh, lươn lớn nhanh, năng suất cao hơn so với nuôi truyền thống.
Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục: Tại đây