Bình Ðịnh là một tỉnh nằm ở ven biển Nam Trung Bộ với bờ biển dài hơn 134 km, nhiều tiềm năng để xây dựng và phát triển nhiều cảng biển quốc tế quy mô lớn. Nghề nuôi trồng thủy sản tại các đầm phá nước lợ và trên biển như chăn nuôi tôm hùm, trồng rong sụn cũng phát triển mạnh. Thống kê trong thời gian qua, cùng cả nước vượt khó khăn và thách thức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã xây dựng thành công nhiều mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, ngư dân. Đặc biệt có sức lan tỏa rộng, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp trong tỉnh tăng trưởng khả quan. Thông tin mời các bạn đón xem bài viết của mcgdds.com
Thủy sản của Bình Ðịnh phát triển nhanh cả về quy mô và hiệu quả
Nuôi trồng thủy sản của Bình Ðịnh trong những năm gần đây; cũng phát triển nhanh cả về quy mô và hiệu quả, trên tất cả các vùng nước ngọt, lợ, mặn và lan nhanh cả ở vùng miền núi, trung du và ven biển; trong đó tập trung nuôi thủy sản xuất khẩu và có giá trị kinh tế cao.
Sản xuất tôm giống năm 2010 đạt 3.260 triệu con, trong đó thành phần kinh tế; có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3.027 triệu con tôm giống chất lượng cao. Năm 2010, tổng diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản đạt 4.741 ha, diện tích nuôi thủy sản nước lợ: 2.457 ha; diện tích nuôi nước ngọt toàn tỉnh 2.284 ha. Trong đó có 2.283 ha mặt nước được đưa vào nuôi tôm.
Nhờ thực hiện nghiêm lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống; nhân rộng mô hình nuôi tôm cộng đồng… hầu hết các địa phương đã khắc phục được; tình trạng dịch bệnh tôm nuôi. Hầu hết ở các huyện ven biển, sản lượng nuôi trồng đều tăng cao qua từng năm. Sản lượng nuôi tôm nước lợ toàn tỉnh đạt 5.971 tấn; tăng 16% so với cùng kỳ. Tính riêng sản lượng tôm thẻ chân trắng; toàn tỉnh đạt 5.198 tấn, năng suất tôm thẻ đạt bình quân 10,5 tấn/ha, trong đó huyện Phù Mỹ đạt 11,7 tấn/ha.
Lợi ích kinh tế khi áp dụng mô hình chăn nuôi
Năm 2020, riêng đối với lĩnh vực thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Bình Định thực hiện 4 nhóm mô hình với 7 điểm trình diễn. Điển hình như mô hình nuôi TTCT ứng dụng công nghệ Semi-floc; có sử dụng máy cho ăn tự động; được thực hiện tại xã Nhơn Hội, TP Quy Nhơn trên diện tích 1.500 m2. Kết quả, tôm đạt tỷ lệ sống 90%, kích cỡ tôm tại thời điểm thu hoạch bình quân 44 con/kg, sản lượng khoảng 6,2 tấn (41 tấn/ha), lợi nhuận đạt mức 329 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá đối mục thương phẩm tại 2 hộ ở xã Phước Thành (huyện Tuy Phước) và phường Tam Quan Bắc (TX Hoài Nhơn), tỷ lệ sống trung bình 81%, lãi hơn 116,3 triệu đồng; trên diện tích 6.000 m2; sản lượng trung bình 2,916 tấn, năng suất bình quân 4,86 tấn/ha. Hộ tham gia mô hình tiếp cận kỹ thuật; từng bước chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi cá đối mục; vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa cải thiện được môi trường ao nuôi. Hay như mô hình ương cá dìa (trong ao diện tích 1.000 m2); tại 1 hộ ở xã Cát Khánh (huyện Phù Cát) đạt tỷ lệ sống 90%, kích cỡ cá tại thời điểm thu hoạch đồng đều, đạt yêu cầu, lợi nhuận tại mô hình đạt 11,8 triệu đồng.
Tương tự, Trung tâm triển khai mô hình “Nuôi ghép cua với cá dìa” nhằm hỗ trợ nông dân nuôi thủy sản tại địa phương giảm bớt các rủi ro về dịch bệnh; cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, nâng cao thu nhập. Sau 4 tháng nuôi, cua đạt trọng lượng 300 g/con; cá dìa đạt 100 g/con, năng suất cua ước đạt 2,4 tấn/ha.
Tiếp tục triển khai thêm các mô hình thủy sản
Hiện Trung tâm Khuyến nông Bình Định đang phối hợp với các đơn vị triển khai thêm các mô hình thủy sản làm thí điểm nhân rộng.
Ở lĩnh vực khai thác
Ở lĩnh vực khai thác, Trung tâm phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh; triển khai mô hình ứng dụng công nghệ nano bảo quản sản phẩm trên 2 tàu cá; tham gia chuỗi liên kết khai thác, tiêu thụ cá ngừ đại dương ở thị xã Hoài Nhơn. Trước đây ngư dân thường bảo quản hải sản; bằng đá lạnh xay, cách làm này có nhiều hạn chế; công nghệ nano sẽ nâng cao hiệu quả bảo quản và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, mục đích của mô hình là tìm ra cách thức vận dụng phù hợp nhất với điều kiện của tàu bè; thiết bị của ngư dân. Qua đó, hướng đến nhân rộng mô hình và khuyến khích các tàu cá khác trong tỉnh đầu tư bảo quản sản phẩm theo công nghệ này.
Ở lĩnh vực nuôi trồng
Ở lĩnh vực nuôi trồng, Trung tâm tiếp tục phối hợp với các đơn vị; địa phương triển khai thêm 3 điểm trình diễn nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi-floc; ở 2 hộ tại huyện Phù Cát và 1 hộ ở huyện Phù Mỹ; mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm trong ao đất (diện tích 500 m2) ở 1 hộ nuôi tại huyện Phù Mỹ. Đặc biệt tại mô hình “Nuôi cá chình thương phẩm trong ao đất”
Trung tâm kết hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Phù Mỹ; triển khai thực hiện trên ao nuôi diện tích 500 m2 của ông Nguyễn Phưởng tại thôn 11, xã Mỹ Thắng. Tham gia mô hình, ông Phưởng được hỗ trợ 50% về con giống; vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình; được cán bộ Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Vừa qua, Trung tâm đã tiến hành cấp phát; thả 500 con cá chình giống cho người nuôi để thực hiện mô hình. Con giống được thả nuôi có kích cỡ đồng đều (khoảng 100 g/con); bơi lội linh hoạt, khỏe mạnh, không xây xát và không bị mất nhớt. Ông Phưởng cho biết, bước đầu ông thấy đây là cách làm hay; cá sinh trưởng tốt. Được biết, những người nuôi cá chình trong thôn khá quan tâm; đến mô hình này, thường xuyên hỏi thăm mô hình, nếu thành công chắc chắn họ sẽ học theo để áp dụng.