Theo chia sẻ của nhiều hộ gia đình công tác chăn nuôi trên các địa bàn tỉnh, thành phố đặc biệt là NTTS. Trong đó, điển hình là hộ ông/bà Nguyễn Văn Giang; ở khu phố Ao Voi xã Tùng Khê (Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) đã tập trung đầu tư vào việc nuôi cá nước ngọt. Không tốn kém quá nhiều nhưng lại đem lại lợi nhuận cao và phát triên kinh tế hiệu quả. Thống kê, mỗi năm cho thu nhập lên đến hơn 300 triệu đồng. Với ao nuôi cá 2.000 m2, gia đình ông Cao Văn Mễ ở thôn Phú Sơn 2, Hòa Khương, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cũng đang nuôi các loại cá như: ba sa, diêu hồng, mè,… mỗi loại cá có khoảng 4.000 con. Mỗi năm, trừ chi phí, ông Mễ cũng thu lãi trên hàng trăm triệu đồng.
Chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang NTTS
Nhận thấy mô hình nuôi cá nước ngọt thích hợp; với điều kiện tự nhiên địa phương, sau khi UBND xã có chủ trương khuyến khích, vận động bà con chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang NTTS, gia đình ông Giang đấu thầu hơn 1 ha đầm để nuôi cá truyền thống.
Hiện đầm nuôi cá của ông chủ yếu nuôi các loại cá rô phi, cá chim trắng, cá trắm, cá mè. Cứ vào mùa thu hoạch, thương lái đến tận nhà thu mua. Một năm, gia đình ông xuất bán từ 30 – 40 tấn cá với giá bán từ 30 – 50.000 kg cá các loại, thu từ 1 – 1,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí cho thu nhập trên 300 triệu đồng.
Ông Cao Văn Mễ ( Đà Nẵng ) cho biết, năm 2013, ông chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá trê. Nuôi loại cá này, lãi cao nhưng lại gây ô nhiễm môi trường; nên ông chuyển sang nuôi cá mè, trắm cỏ, diêu hồng… Năm ngoái, gia đình ông Mễ là một trong 4 hộ dân của xã được chọn thực hiện thí điểm việc nuôi cá thác lác theo hướng an toàn sinh học.
Gia đình ông Mễ được Nhà nước hỗ trợ 100% về con giống, 30% thức ăn cho cá. Theo ông Mễ, hiện nay giá cá thịt thác lác cao hơn nhiều so với các loài cá nước ngọt khác. Đây là loài cá ăn tạp, thích nghi tốt với nhiều vùng sinh thái nước ngọt khác nhau như sông, rạch, ao, hồ, ruộng lúa.
Nuôi cá nước ngọt đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân
“Năm 2018 tôi bắt đầu triển khai nuôi các loại cá này. Trước đây là tôi nuôi cá trê. Nhưng vì cá Trê làm ô nhiễm môi trường, các thôn bên cạnh có nguồn nước bị ô nhiễm; do cá trê thải ra. Lúa cũng bị ảnh hưởng và không trổ bông được. Hiện nay, tôi chuyển sang nuôi cá khác như ba sa, mè, chép. Ở đây có lợi thế về nguồn nước, nước ra, nước vô thường xuyên, ao nuôi rộng nên cá phát triển tốt hơn” – ông Mễ chia sẻ.
Xã Hòa Khương hiện có 62 ha nuôi cá nước ngọt. Chủ yếu là nuôi cá mè, trắm, chép. Năm 2013, các hộ nuôi cá ở đây thành lập Tổ sản xuất; để liên kết và phát triển nghề nuôi cá nước ngọt. Ông Nguyễn Chí Trí, Chủ tịch UBND xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cho biết, khi nông dân chuyển đổi diện tích nông nghiệp kém hiệu quả; sang làm ao nuôi cá nước ngọt đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân.
Nuôi cá nước ngọt không tốn nhiều công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế cao
Theo chia sẻ, nuôi cá nước ngọt khá đơn giản; không phải bỏ ra quá nhiều công để chăm sóc mà hiệu quả kinh tế lại cao. Nguồn thức ăn cho cá rất dễ kiếm, chủ yếu là cỏ, cám, bột các loại nên chi phí đầu tư thấp. Ngày chỉ cần cho ăn từ 1 – 2 lần; nên không mất nhiều thời gian. Đặc biệt, cần tuân thủ đúng quy trình xử lý môi trường ao nuôi. Trước hết, khâu tẩy dọn ao trước khi nuôi phải thực hiện theo các bước: Tát cạn, vét bớt bùn, rắc vôi, phơi ao, bón lót cho ao phân chuồng hoai mục; và phân xanh rồi mới cho nước vào.
Nước cấp vào ao cần được lọc qua lưới để loại trừ; các loài cá tạp lọt vào cũng như giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm; phải thường xuyên vớt các phần thức ăn dư thừa hằng ngày để giữ sạch cho nước. Khi có biểu hiện không tốt về môi trường, cần kịp thời xử lý bằng vôi bột; hoặc sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học…
Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục: Tại đây