Những năm gần đây, nhiều nơi nuôi cá lóc, nhất là các tỉnh miền Đông Nam bộ … Do cá lóc có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ nuôi, thịt thơm ngon nên được thị trường và người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, khi nuôi cá lóc với mật độ dày, người nuôi thường gặp phải tình trạng cá bị bệnh gan thận, gây thiệt hại nặng nề cho các hộ nuôi.
Cá lóc là loài “sống lâu”, ít khi mắc bệnh. Nhưng nếu môi trường không đảm bảo cho chúng thì chúng vẫn mắc bệnh bình thường. Sau đây là các bệnh thường gặp ở cá lóc và cách phòng trị hiệu quả, triệt để, các bạn có thể tham khảo.
Bệnh nấm
Cá lóc thường có bệnh nấm thủy mi. Chúng ta có thể phát hiện bệnh bằng mắt thường qua các dấu hiệu sau: phần đuôi cá bị lở loét. Chúng xuất hiện cái búi màu trắng như bông ở các vết loét và lơ lửng trong nước. Bệnh nấm thủy mi thường xuất hiện vào những thời kì đầu của quá trình nuôi thương phẩm. vào tháng đầu sau khi đưa cá lóc giống về hoặc trong quá trình nuôi giống ở các trại giống.
Nguyên nhân xuất hiện bệnh nấm thủy mi: nấm thủy my thường xuất hiện vào những dịp giao mùa hay thay đổi thời tiết. Chúng cũng thường xuất hiện ở những ao hồ có mật độ nuôi cá lóc dày đặc, ít thay nước cho cá
Bệnh trắng gan
Bệnh trắng gan trên cá lóc hay còn gọi là bệnh gan thận mủ. Nguyên nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá lóc là do vi khuẩn aeromonas sp. Hoặc chúng thường xuất hiện ở những con cá lóc nuôi với thời gian dài do ăn các loại cám có hại cho gan.
Biểu hiện của bệnh trắng gan: Bà con cần để ý đàn cá nuôi thường xuyên. Khi cá có dấu hiệu bơi lờ đờ, kém linh hoạt bên ngoài thân có đốm đỏ ở các vị trí như hậu môn, vảy, chân răng. Cá kém ăn do chức năng gan cá bị giảm. Khi mổ cá lóc ra ta nhìn bằng mắt quan sát sẽ thấy có những chấm trắng nhỏ xuất hiện trên gan, trên thận, ruột.
Điều trị: khi phát hiện cá bị các triệu chứng trên, bà con cần xử lí bệnh cho cá và triệt tiêu mầm bệnh có trong nguồn nước và bể. Giảm lượng thức ăn xuống và trộn thêm thuốc VB Rido 01+ Vibozime new cho cá ăn. Diệt khuẩn môi trường nước cho cá lóc bằng thuốc Glumax. Bổ sung Beta-50 mục đích hồi phục chức năng gan thận cho cá.
Bệnh đường ruột
Bệnh đường ruột ở cá lóc cũng giống như các bệnh đường ruột ở các loài thủy sản khác. Nguyên nhân chủ yếu từ môi trường và nguồn thức ăn của cá. Bệnh đường ruột thường xảy ra ở các hộ nông dân nuôi cá lóc với mật độ dày đặc, môi trường sống bị ôi nhiễm, cho thúc cá ăn mạnh trong thời gian dài. Cho cá ăn thức ăn không đảm bảo, hết hạn sử dụng, nấm mốc hoặc cá tạp bị ôi thiu.
Dấu hiệu bên ngoài để xác định cá lóc bị bệnh đường ruột; hay không đó là thân cá da và vẩy có nhiều vệt trắng xen kẽ. Cá bị tuột nhớt, cá sống thì bơi lờ đờ. Một số con có màu sẫm lại. Khi mổ cá ra sẽ phát hiện ruột cá bị viêm, mạch máu căng phồng và có dấu hiệu xuất huyết nặng. Ruột có dịch vàng, máu sẫm màu và loãng hơn máu cá bình thường.
Trị bệnh khi cá lóc bị đường ruột: sau khi phát hiện cá lóc bị đường ruột, bà con thay nước sạch sẽ. Giảm ăn cho cá và kết hợp trộn men tiêu hóa cho cá lóc. Nếu bà con nuôi trong ao thì xử lí nước ao. Bằng các loại men vi sinh để giúp xử lí các loại khí độc và chất cặn ở đáy ao.
Bệnh ký sinh trùng
Cá lóc có thể mắc nhiều loại kí sinh như trùng bánh xe, trùng loa kèn, trùng mỏ neo. Dấu hiệu biểu hiện của các loại kí sinh này cũng khá giống nhau, rất khó phân biệt khi nhìn từ trực quan. Để biết chính xác chúng đang mắc loại kí sinh trùng nào.
Dấu hiệu thường thấy nhất khi cá lóc mắc kí sinh trùng đó là mang cá tiết nhiều chất trắng đục; cá bơi lờ đờ sau đó chìm dần xuống đáy và chết. da cá có dấu hiệu lở loét do kí sinh trùng gây nên.
Bệnh nấm mang
Biểu hiện nấm mang ở cá là khi chúng ta xem mang cá. Sẽ thấy mang màu trắng, xuất hiện mủ ở mang cá lóc. Trước khi cá chết thì cá có biểu hiện bơi kém, bơi tách đàn. Chúng hay dạt vào hai bên lồng, hồ vì khi chúng bị nhiễm nấm mang, chúng rất là ngứa. Bệnh nấm mang thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết. Mưa nhiều làm thay đổi độ ph trong nước, xuất hiện bệnh. Mật độ nuôi lớn là một trong những nguyên nhân gây lây lan mạnh trong đàn cá. Bào tử nấm mang hình thành trong môi trường nước. Sau đó xâm nhập trực tiếp vào mang cá và phát triển thành sợi nấm. Sau đó phân nhánh dọc theo các mạch máu của lá mang và gây loét mang làm cá ngạt thở và chết.
Điều trị: sử dụng thuốc tím khử trùng nguồn nước. Sau khi khử trùng một ngày, bà con sử dụng muối trắng pha loãng với nước, rải đều vào ao cá. Rải đều khoảng 1 tuần cá sẽ lành.
Bệnh lở loét
Bệnh lở loét ở cá lóc tác nhân chính là do nấm aphanomyces invadan. Ngoài ra bệnh lở loét còn do một số loại vi khuẩn và virus gây nên. Biểu hiện khi cá lóc bị lở loét đó là cá ít hoặc bỏ ăn. Chúng mơi lờ đờ và thường hay hô đầu lên khỏi mặt nước. Lúc cá vừa nhiễm bệnh thì thân cá và vây cá xuất hiện các vết đốm đỏ. Lúc bị nặng hơn các đốm đỏ sẽ thành vết loét sâu và rộng. Khi mổ cá ra sẽ thấy bụng có dịch nhờn. Nội tạng nhiều bộ phận bị xuất huyết
Cách trị bệnh lở loét trên cá lóc: sử dụng lá xoan bó từng bó; hoặc ngâm trong bao tải đục lỗ nhỏ và thả xuống hồ. Đồng thời chùi rửa bể sạch sẽ, xử lí thuốc tím để khử nguồn nước. Cho cá lóc ăn vitamin C để tăng đề kháng cho cá.
Bệnh thận mủ trên cá lóc
Tác nhân
Tác nhân gây bệnh gan thận mủ ở cá lóc là vi khuẩn Aeromonas sp.
Biểu hiện
Các lóc bị bệnh gan thận mủ có biểu hiện bơi lờ đờ, kém linh hoạt. Quan sát bên ngoài cơ thể có nhiều điểm xuất huyết, giải phẫu xoang nội quan thấy có nhiều đốm trắng đục đường kính 1 – 2 mm trên gan, thận và tỳ tạng. Những đốm trắng trên các nội quan cá lóc nhìn giống như dấu hiệu của cá tra bị bệnh gan thận mủ nên người nuôi cá lóc cũng gọi là bệnh gan thận mủ.
Tương tự bệnh xuất huyết, cá bệnh gan thận mủ cũng tìm thấy được trên các mẫu mô gan, thận và tỳ tạng. Những biến đổi mô học đặc trưng như có nhiều vùng hoại tử, xuất hiện nhiều trung tâm đại thực bào sắc tố.
Ngoài ra, cá lóc mắc bệnh còn có dấu hiệu tổn thương dạng u hạt trên 3 cơ quan là gan, thận và tỳ tạng; ghi nhận được sự hiện diện của các nhóm vi khuẩn bên trong và khu vực xung quanh của những u hạt. Ở mô gan, sự sung huyết trong hệ thống mao mạch nằm giữa các tế bào gan kéo dài làm vỡ mạch máu, giải thoát nhiều enzym tiêu hóa, từ các tế bào bạch cầu làm cho tế bào ở vùng viêm bị hủy hoạt dẫn đến hoại tử nhiều vùng trên gan. Làm cho gan mất chức năng khử độc, lọc máu… Từ đó, các chất độc không được loại bỏ sẽ tích lũy trong cơ thể; kết hợp với các yếu tố khác làm cho cá chết (Theo Robert).
Trường hợp cá lóc chết hàng loạt
Các trường hợp cá chết hàng loạt thường do bệnh đỏ thân hoặc các bệnh lí kể trên hình thành và tồn tại trong đàn cá lâu ngày, không được phát hiện kịp. vì thế, khi nuôi cá lóc bà con cần theo dõi sát sao các biểu hiện bệnh của cá để chữa trị kịp thời. Đồng thời cần bổ sung vitamin và men tiêu hóa để tăng sức đề kháng.
Trên đây là các bệnh thường gặp ở cá lóc. Mcgdds.com hy vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Cảm ơn đã theo dõi.