Ký sinh trùng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh cho bò, trong đó có bệnh nội ký sinh trùng. Và một tin vui là loại bệnh này đã có thuốc đặc trị khi không may bò nhà bạn nhiễm bệnh. Tuy không có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng cũng không khó để biết bò nhà bạn có nhiễm bệnh hay không. Điều đáng buồn, tại Việt Nam tỉ lệ bò trong chăn nuôi mắc bệnh nội ký sinh trùng khá cao. Tuy nhiên, các chia sẻ kinh nghiệm trong cách phòng trị bệnh này dưới đây sẽ giúp ích cho bạn!
Bệnh nội ký sinh trùng ở bò
Trâu, bò mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm các ký sinh trùng này. Tỷ lệ nhiễm ở Việt Nam khá cao: sán lá gan 13,7 – 50,2%; sán lá dạ cỏ hơn 70%. Nguy cơ nhiễm càng cao khi trâu, bò ăn cỏ cắt từ ngoài đồng ruộng hoặc những nơi ngập nước.
Trâu, bò bị nhiễm những ký sinh trùng này sẽ bị thiếu máu. Từ đó giảm sản lượng sữa (0,7 kg sữa/con/ngày), giảm tăng trọng (đối với bò tơ và bò thịt); dễ mắc các bệnh khác và giảm năng suất sinh sản (chậm lên giống lại sau khi sinh và chậm đậu thai).
Triệu chứng khi bò nhiễm nội ký sinh trùng
Trâu, bò bị nhiễm thường ít có biểu hiện các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Triệu chứng chung và dễ nhận biết nhất là thiếu máu nên niêm mạc mắt, miệng và âm hộ nhợt nhạt. Ngoài ra, bò thường gầy ốm, suy nhược, giảm ăn và có thể có tiêu chảy hoặc không. Đối với bò bị nhiễm sán lá gan còn có thêm triệu chứng lông xù, rất dễ nhổ và dễ rụng.
Phòng bệnh
Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng: BIO-ALBEN (phòng giun tròn, sán dây và liều cao phòng cả sán lá gan), BIOXINIL (phòng sán lá và một số giun tròn) và BIO-FENBENDAZOL (phòng giun tròn và sán dây). Liều lượng, loại thú, thời gian ngưng thuốc đối với thịt và sữa giống như phần điều trị. Đối với bò lớn 6 tháng xổ 1 lần, bò tơ và bê khoảng 4 tháng xổ 1 lần.
BIO-FENBENDAZOL là thuốc bột trộn thức ăn. Vì thế phù hợp cho đàn bò thịt hoặc bò sữa quy mô lớn nuôi thả rong trong chuồng. Liều dùng: 1 g thuốc/5 kg thể trọng.
Một số thông tin về loài bò
Phần lớn các loài là động vật gặm cỏ, với lưỡi dài để liếm các loại cỏ mà chúng thích cùng các răng lớn để nhai cỏ. Nhiều loài là động vật nhai lại, với dạ dày có 4 ngăn (túi) cho phép chúng có thể tiêu hóa những loại cỏ khó tiêu nhất. 4 ngăn dạ dày bò bao gồm: Dạ cỏ, Dạ tổ ong, Dạ lá sách và Dạ múi khế. Dạ cỏ không có các tuyến tiêu hoá. Nhưng lại có vai trò rất quan trọng, không những là nơi chứa thức ăn. Mà ở đây còn xảy ra rất nhiều quá trình phân giải và phản ứng hoá học. Giúp cho việc tiêu hoá chất xơ như quá trình lên men; phân giải các chất hữu cơ, tổng hợp và hấp thu các chất dinh dưỡng.
Hiện nay có khoảng 1,3 tỷ bò nhà được nuôi dưỡng. Làm cho chúng trở thành một trong những loài động vật có vú được thuần hóa đông đảo nhất về số lượng trên thế giới. Các thành viên của chi này hiện tại được tìm thấy ở châu Phi, châu Á, châu Âu và châu Mỹ.