Mô hình và kỹ thuật nuôi tôm quảng canh là hình thức chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên. Ngư dân sẽ dựa vào nguồn giống chọn lọc tự nhiên hoặc bổ sung số lượng nhầm giảm tối đa vốn đầu tư. Tôm được thoải mái tăng trưởng trong các ao, hồ lớn để đạt đến kích thước tối đa.
Hình thức chăn nuôi này được nhiều người dân áp dụng hiệu quả bởi số vốn đầu tư thấp, không tốn nhiều nhân lực chăm sóc. Tuy nhiên hình thức chăn nuôi này cũng cho sản lượng không chất lượng hơn so với mô hình nuôi thâm canh. Tỉnh Bạc Liêu là địa bàn áp dụng mô hình hiệu quả và cho ra những kết quả khả quan. Thông tin mời các bạn đến với bài viết trong chuyên mục mô hình trại thủy sản của chúng tôi.
Định nghĩa mô hình nuôi tôm quảng canh
Nuôi tôm quảng canh là hình nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên trong ao. Mật độ tôm trong ao thường thấp do dựa hoàn toàn vào nguồn giống tự nhiên. Diện tích ao nuôi thường lớn để đạt sản lượng cao.
- Ưu điểm: Vốn vận hành thấp vì không tốn chi phí giống và thức ăn. Kích cỡ tôm thu lớn, giá bán cao, cần ít nhân lực cho một đơn vị sản xuất (ha). Và thời gian nuôi thường không dài do giống đã lớn.
- Nhược điểm: Năng suất và lợi nhuận thấp, hồ cần diện tích lớn. Để tăng sản lượng nên khó vận hành va quản lý.
Nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng không cố định. Hiện nay mô hình này đang bị hạn chế do giá đất và giá nhân công tăng. Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi dự trên nền tảng của hình thức nuôi quảng canh. Nhưng có bổ sung hoặc là giống ở mật độ thấp…
Mô hình được đánh giá là bền vững và chi phí đầu tư thấp
Toàn tỉnh có tổng diện tích sản xuất mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến hơn 79.160 ha. Mô hình này được đánh giá là bền vững và chi phí đầu tư thấp nhờ nuôi tôm theo hình thức tự nhiên. Không đầu tư thức ăn công nghiệp, hóa chất, kháng sinh và ít dịch bệnh.
Tuy nhiên, một trong những thách thức mà mô hình nuôi tôm quảng canh đang phải đối mặt là ngoài năng suất đạt thấp (khoảng 500kg tôm/ha). Mô hình còn chịu tác động mạnh bởi quá trình biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trường và năng suất; chất lượng ở nhiều nơi bị giảm. Bên cạnh đó, sự “lấn sân” của con tôm thẻ chân trắng cũng đặt ra nhiều thách thức cho mô hình này.
Lựa chọn con giống chất lượng
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, để nâng chất mô hình và từng bước hóa giải các thách thức. Tăng khả năng ứng phó và phát huy hiệu quả kinh tế. Cần quan tâm giải pháp công trình – giải pháp quan trọng mang tính hàng đầu. Bởi, nuôi tôm là môi trường nước nên công trình phục vụ nuôi tôm phải tuân thủ yêu cầu kỹ thuật (có ao ương, ao lắng dự trữ để làm sạch trước khi đưa tôm vào ao ương và ao nuôi).
Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương phải thông thoáng và đạt kỹ thuật thiết kế. Kênh mương phải có độ sâu từ 1 – 1,5 m, rộng từ 2 – 4 m và bờ bao phải chắc chắn. Đảm bảo giữ nước trên mặt trảng nuôi từ 0,4 – 0,7 m. Thêm vào đó, phải có thảm thực vật che bớt ánh nắng mặt trời. Thông qua phát triển hệ thống cây xanh quanh bờ bao và hệ thống cấp, thoát nước phải thuận tiện.
Ngoài giải pháp về công trình, phải lựa con giống chất lượng. Có nguồn gốc, tránh tình trạng mua con giống trôi nổi để thả nuôi như lâu nay. Đặc biệt, phải áp dụng “3 không” gồm: Không dùng thuốc diệt giáp xác, rong, tảo, ốc… bằng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, và làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; không thả con giống nếu nguồn nước trong ao chưa được xét nghiệm; không xả nước thải, bùn thải ra môi trường khi xử lý ao nuôi và tôm chết.