• Các bệnh ở gà chọi
  • Các bệnh ở gà thịt
  • Các bệnh ở gia cầm
  • Các bệnh ở thuỷ sản
  • Phương pháp phòng bệnh
No Result
View All Result
Thứ Năm, Tháng Ba 30, 2023
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
Nông Nghiệp 247
Advertisement
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
No Result
View All Result
Nông Nghiệp
No Result
View All Result
Home Chăn nuôi thuỷ sản

Hướng dẫn nuôi cua biển trong bể xi măng hiệu quả

Nguyễn Huyền by Nguyễn Huyền
22/10/2021
in Chăn nuôi thuỷ sản
0
Hướng dẫn nuôi cua biển trong bể xi măng hiệu quả
Kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng mang lại hiệu quả cao

Kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng mang lại hiệu quả cao

Như một món quà của đại dương, cua biển mang nhiều giá trị dinh dưỡng. Và đặc biệt mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, người chăn nuôi phải thực hiện mô hình nuôi cua biển trong bể xi măng. Đây là một kĩ thuật đòi hỏi khắt khe về điều kiện. Yêu cầu người chăn nuôi phải có kiến thức sâu rộng để chăm sóc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cụ thể về kĩ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng. Mời các bạn đón đọc và nghiên cứu.

Mục Lục

  • Nuôi cua biển trong bể xi măng có ưu điểm gì?
  • Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng
    • Chuẩn bị bể xi măng thả cua giống
    • Cách chọn cua giống thả bể xi măng
    • Vận chuyển và thả giống
    • Điều kiện nước và nhiệt độ nuôi cua biển
    • Thức ăn của cua biển nuôi trong bể xi măng
    • Vệ sinh bể xi măng nuôi cua biển
  • Lời kết

Nuôi cua biển trong bể xi măng có ưu điểm gì?

Trước kia cua biển ngoài tự nhiên rất sẵn có, chúng xuất hiện ở nhiều vùng biển khác nhau tại Việt Nam. Tuy nhiên những năm gần đây tần suất khai thác, đánh bắt bằng tàu thuyền lớn ngày càng tăng cao. Hơn nữa nhu cầu mua hải sản của người dân cũng lớn hơn nhiều. Bởi vậy việc cua biển khan hiếm là điều khó tránh.

Nuôi cua biển trong bể xi măng có ưu điểm gì?
Cua biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại giá trị kinh tế cao

Trước thực trạng này, con người đã nghĩ ra phương pháp nuôi cua biển trong bể xi măng nhằm tạo nguồn thương phẩm cung cấp ra thị trường. Ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng chăm sóc, quản lý số lượng cũng như thu hoạch. giống cua được lựa chọn theo mong muốn của người nuôi. Đồng thời, nếu thành công nó cũng mang về hiệu quả kinh tế khá cao.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng

Hiện nay, nhiều gia đình đang áp dụng cách nuôi cua biển trong bể xi măng nhằm tăng thêm nguồn thu nhập. Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện hiệu quả mô hình này. Bởi vậy trước khi nuôi, chúng ta cần nắm bắt các kỹ thuật cơ bản sau:

Chuẩn bị bể xi măng thả cua giống

Bê xi măng cần được xây dựng với kích thước từ 4 – 30m2, chiều cao 1.3m. Bể thiết kế dạng hình vuông, hình tròn, chữ nhật, có mái che một phần hoặc toàn bộ. Phần đáy bể rải một lớp cát 3 – 5cm, xếp thêm gạch làm chỗ ẩn cho cua, ở dái có van xả giúp thuận tiện cho việc thay nước. Mực nước trong bể đảm bảo mức 0.7 – 1m, có hệ thống sục khí. Bạn có thể nuôi chung hoặc chia ô nuôi riêng từng con.

Cách chọn cua giống thả bể xi măng

Khi đã chuẩn bị xong bể xi măng, người nuôi chọn đủ số lượng cua biển cần nuôi để thả vào bề cùng lúc. Đối với cua đánh bắt được buộc dây cần mang rửa sạch sẽ, cắt bỏ dây, nhẹ nhàng đưa vào từng ô, tránh làm gãy chân và càng cua.

Cách chọn cua giống thả bể xi măng
Lựa chọn được cua giống phù hợp cực kỳ quan trọng cho sau này

Tốt nhất, chúng ta nên chọn những con cua cùng một lứa. Bởi đây là loài giáp xác nên khi lột vỏ sẽ rất yếu. Nếu không cùng lứa chúng dễ ăn thịt lẫn nhau trong quá trình lột vỏ. Đồng thời, chọn giống đồng đều, khỏe mạnh, vỏ sáng bóng, nhanh nhạn và không bị mất đi các bộ phận như thân, càng. Cua giống có các cỡ: Loại nhỏ 60 – 120 con/kg; loại vừa 25 – 50 con/kg; loại lớn 10 – 15 con/kg. Người nuôi có thể lựa chọn cỡ giống phù hợp với điều kiện cụ thể của bể nuôi.

Vận chuyển và thả giống

Đối với cua loại nhỏ, khi vận chuyển nên cho vào khay nhựa loại 20×40 (cm) có lót cỏ và giá thể. Mỗi khay nhựa 20×40 (cm) có thể vận chuyển 1.000 con. Trường hợp cua loại vừa và lớn, để tránh tỷ lệ hao hụt, khi vận chuyển, cần cho vào thùng xốp có lót cỏ và giá thể. Sau khi cho cua vào, tiến hành dùng thảm thấm nước đè sát cố định vị trí cua tại chỗ, tránh chúng tấn công nhau và vận chuyển đến nơi bể nuôi. Mỗi thùng xốp 50×100 (cm), có thể vận chuyển 100 con đối với cỡ vừa và khoảng 50 con với cua cỡ lớn.

Thử nước trước khi thả giống: Cho 10 con cua giống vào thùng có chứa nước bể nuôi, nếu sau 24 giờ chúng còn sống và vẫn linh hoạt, có nghĩa là cua đã phù hợp với nước trong bể, khi đó có thể thả vào bể. Thời điểm thả giống tốt nhất từ  6 – 8h sáng hoặc từ  5 – 6h chiều. Nên thả vào những ngày nắng ráo, mát trời, có gió, tránh những ngày mưa nhiều, trời âm u.

Điều kiện nước và nhiệt độ nuôi cua biển

Thông thường, cua biển thích hợp nuôi trong môi trường nước biển có độ mặn từ 25 đến 32‰, độ pH từ 7.5 – 8.5, hàm lượng oxy hòa tan không vượt quá 5mg/l. Nhiệt độ nước từ 27 độ C – 30 độ C, nước không nhiễm bẩn hữu cơ hoặc vô cơ. Mỗi ngày, phải thay 20 – 30% nước trong bể xi măng. Sau đó khoảng 1 tuần hãy vệ sinh toàn bộ bể, phần đáy. Chú ý luôn phải sục khí nhẹ cho cua.

Thức ăn của cua biển nuôi trong bể xi măng

Thức ăn của cua biển rất đa dạng, phong phú. Chúng thường thích ăn cá, tôm, nghêu, sò, vẹm và một số thực vật thủy sinh. Trong đó, cá lớn cắt thành miếng nhỏ, còng gỡ bẻ đôi, vẹm, nghêu, sò xẻ ra lấy thịt rải đều khắp ao cho cua ăn. Nếu cua ăn hết thức ăn thì có thể cho thêm, còn thừa nhiều nên giảm bớt lại.

Vệ sinh bể xi măng nuôi cua biển

Người nuôi phải thường xuyên vệ sinh bể xi măng bằng cách xả hết nước cũ, thay nước mới. Không để cua ăn phải thức ăn đã ôi thiu. Trong tháng đầu khi cua còn bé, 5 ngày thay nước 1 lần. Các tháng tiếp theo thực hiện theo chu kỳ 2 ngày/lần.

Vệ sinh bể xi măng nuôi cua biển
Giữ vệ sinh nguồn nước trong bể giúp quá trình nuôi cua biển đạt hiệu quả cao hơn

Như vậy cua sẽ có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng lột vỏ và phòng trừ một số bệnh ký sinh trùng trong cơ thể. Bạn nên thay nước vào buổi trưa, khi cua đang còn nghỉ ngơi trong hang. Nếu thấy con nào chết hãy nhặt ngay ra khỏi bể. Đồng thời trong lúc vệ sinh thay nước cần dùng lưới bịt chặt miệng cống. Tránh tình trạng cua biển thoát ra ngoài gây thất thoát.

Trong thời gian nuôi, định kỳ 2 tuần/lần bắt cua lên cân, đo để kiểm tra sinh trưởng của cua. Xem xét tình trạng sức khỏe như cua có nhanh nhẹn, có bị ký sinh ngoài vỏ. Xem trong xoang mang có bị ký sinh hay không. Nếu có hiện tượng bị nhiễm bệnh thì phải tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

Lời kết

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng. Mặc dù giải pháp này mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên nếu không áp dụng đúng kỹ thuật mức độ rủi ro cũng khá lớn. Cua biển là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Để nuôi được cua biển trong bể xi măng, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc hết sức cẩn thận.

Tags: chăn nuôicua biểnthủy sản
Previous Post

Indonesia muốn hợp tác chăn nuôi thủy sản cùng Việt Nam

Next Post

Học hỏi mô hình nuôi ốc hương trong bể xi măng hiện đại

Nguyễn Huyền

Nguyễn Huyền

Next Post
Ốc hương tươi mùa thu hoạch

Học hỏi mô hình nuôi ốc hương trong bể xi măng hiện đại

Please login to join discussion
  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Muộn nhất
Giải pháp giúp gà mau ra mỏ khi bị thương cực nhanh và hiệu quả

Giải pháp giúp gà mau ra mỏ khi bị thương cực nhanh và hiệu quả

20/10/2021
Nguyên nhân khiến gà mái không chịu ấp trứng và cách khắc phục

Nguyên nhân khiến gà mái không chịu ấp trứng và cách khắc phục

20/10/2021
Hướng dẫn cách làm các loại mô hình chuồng trại cho gà chọi tại nhà

Hướng dẫn cách làm các loại mô hình chuồng trại cho gà chọi tại nhà

22/10/2021
Kinh nghiệm om gà chọi và chăm sóc gà khi om

Kinh nghiệm om gà chọi và chăm sóc gà khi om

19/10/2021
Thiệt hại gây khó khăn cho người dân bắt đầu mùa vụ mới

Thiệt hại gây khó khăn cho người dân bắt đầu mùa vụ mới

0
Những thông tin về cách chọn trứng tốt và kỹ thuật ấp trứng vịt hiệu quả

Những thông tin về cách chọn trứng tốt và kỹ thuật ấp trứng vịt hiệu quả

0
Một số giống vịt siêu trứng và kỹ thuật nuôi mang lại kinh tế cao

Một số giống vịt siêu trứng và kỹ thuật nuôi mang lại kinh tế cao

0
Bật mí kỹ thuật nuôi vịt Kỳ Lừa đúng cách cho bà con

Bật mí kỹ thuật nuôi vịt Kỳ Lừa đúng cách cho bà con

0
Thiệt hại gây khó khăn cho người dân bắt đầu mùa vụ mới

Thiệt hại gây khó khăn cho người dân bắt đầu mùa vụ mới

22/10/2021
Bệnh ký sinh trùng trên ốc hương và cách phòng bệnh

Ký sinh trùng gây bệnh trên ốc hương và cách phòng bệnh

22/10/2021
Phương pháp nuôi cua biển trong đầm tôm mới

Phương pháp nuôi cua biển trong đầm tôm mới

22/10/2021
Chỉ đạo nuôi ngao bền vững của Tổng cục Thủy sản

Chỉ đạo nuôi ngao bền vững của Tổng cục Thủy sản

22/10/2021

Thông Tin Mới

Thiệt hại gây khó khăn cho người dân bắt đầu mùa vụ mới

Thiệt hại gây khó khăn cho người dân bắt đầu mùa vụ mới

22/10/2021
Bệnh ký sinh trùng trên ốc hương và cách phòng bệnh

Ký sinh trùng gây bệnh trên ốc hương và cách phòng bệnh

22/10/2021
Phương pháp nuôi cua biển trong đầm tôm mới

Phương pháp nuôi cua biển trong đầm tôm mới

22/10/2021
Chỉ đạo nuôi ngao bền vững của Tổng cục Thủy sản

Chỉ đạo nuôi ngao bền vững của Tổng cục Thủy sản

22/10/2021
Cá hồi từ công ty Scotland Sea Farms

Cá hồi không dùng bất kì kháng sinh nào có thật không?

22/10/2021
Ốc hương tươi mùa thu hoạch

Học hỏi mô hình nuôi ốc hương trong bể xi măng hiện đại

22/10/2021
  • Thị trường tiêu dùng
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Mô hình chuồng trại
  • Thú y

© Copyright mcgdds.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực

© Copyright mcgdds.com