Nếu chăm sóc gà chọi mà không nói đến việc cắt tỉa lông cho gà chọi thì thật thiếu sót. Bởi bộ lông có vai trò rất đặc biệt đối với cả gà chọi nuôi thường lẫn gà chọi chiến. Không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp ngoại hình, một bộ lông đẹp khỏe, sạch sẽ bóng mượt là chìa khóa quan trọng giúp các chú gà chọi khoe mẽ trước gà mái chọi và giúp thúc đẩy quá trình đạp mái của chúng, mặt khác nó cũng chính là thứ thể hiện sự uy phong hùng dũng dùng để lấn áp đối thủ khi lên chiến trận, giúp gà chọi tự tin và có thêm phần thắng. Mà để duy trì vẻ đẹp của bộ lông đó, người nuôi rất cần biết cách cắt tỉa lông gà chọi sao cho thật chuẩn, đẹp.
Lợi ích của việc cắt tỉa lông gà chọi theo định kỳ
Nhiều sư kê thường ít quan tâm đến việc vệ sinh và cắt lông gà. Tuy nhiên nếu trong cách nuôi gà chọi mà không cắt tỉa lông gà. Thì gà sẽ gặp nhiều bất lợi trong quá trình chiến đấu cũng như sinh hoạt.
Thứ nhất là trông gà chọi không đẹp. Việc có ngoại hình đẹp có thể giúp cho gà chọi dễ dàng trong việc đúc gà. Có đẹp mã thì mới có thể tán tỉnh gà mái.
Gà không được cắt lông, cơ thể sẽ không thể giải nhiệt. Vì cơ thể gà chọi không có tuyến mồ hôi để giải nhiệt. Nên nếu sư kê không cắt tỉa lông cho gà khi đá. Gà vận động nhiều mà lại không tỏa được nhiệt ra ngoài. Sẽ khiến gà thở dốc, xuống sức nhanh.
Việc vệ sinh lông gà giúp tránh được các căn bệnh về da. Đặc biệt là chấy rận. Nếu sư kê không vệ sinh sạch sẽ. Thì việc để lông gà phát triển không kiểm soát có thể tạo môi trường cho chấy rận sinh sống và phát triển. Kể cả những vi khuẩn gây bệnh trên da và những bệnh khác cho gà.
Lông gà chọi tuy không quá nhiều. Nhưng nếu không cắt gà chọi nhìn sẽ thiếu chỉn chu. Và sẽ không thể khiến cho đối thủ của mình chùn bước được. Thậm chí còn sợ những đối thủ của mình. Vì gà chọi thường sẽ e dè với những con oai phong.
Tưởng chừng như đơn giản. Nhưng việc tỉa lông gà lại mang tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng.
Cần cắt tỉa lông gà chọi vào lúc nào?
Biết là cần phải cắt tỉa, nhưng có phải lức nào cũng cắt? Đâu là thời điểm tốt nhất bạn nên “tút lại oai hùng” cho gà chọi.
Thời điểm cắt tỉa lông phụ thuộc vào độ tuổi của gà chọi. Thời điểm tốt nhất nên là khi gà của bạn được 1 tuổi – Thời điểm bộ lông đã phát triển hoàn thiện.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến điều kiện thời tiết. Vào mùa lạnh, gà cần được sưởi ấm không nên cắt tỉa lông gà quá nhiều. Đây cũng là thời điểm lông gà mọc chậm nhất. Nên chọn thời điểm ấm, nhiệt độ tốt tránh gà chiến bị lạnh, sốc nhiệt.
Hướng dẫn cách cắt lông gà chọi đẹp, chuẩn
Cắt từ lông đầu
Theo như trích dẫn trong trang tin tức Cao đẳng Y dược. Về cách chăm sóc gà chọi thì một lưu ý cho các sư kê là. Phải chú ý không nên cắt các lông nhỏ mọc phía trên đỉnh đầu gà chọi và kéo dài đến chân sọ. Cách cắt lông gà chọi từ đốt xương cổ trên cùng của gà chọi xuống. Nhớ cắt các phần lông gáy và lông hai bên. Nên để phần lông gà che phần hầu, cần non và ngực gà.
Cắt lông hông, nách
Sư kê cần cắt lông gà để da gà thoáng, tăng khả năng giải nhiệt. Cách cắt lông gà chọi ở hông và nách là sư kê cần cắt tỉa lông gà từ phần nách non đến phao câu. Lấy phần xương hông, phần nhô ra để làm chuẩn. Sau đó cắt dài từ phần nách đến phao câu là được. Giữ lại phần lông trên lưng và phần lông mao.
Cắt lông đùi
Với phần lông đùi các sư kê nên cắt tỉa gọn gàng phần lông đùi giáp với hông. Còn phần lông mao quanh đùi đến cách gối 5 cm thì giữ lại. Nhưng phần lông mao ở đùi trong thì có thể tỉa luôn phần lông quanh gối. Để khi đá gà, các sư kê có thể dễ dàng phun hậu. Và vuốt nước cho gà.
Cắt lông bụng phần dưới lườn
Phần lông bụng nằm dưới lườn gà cũng khá quan trọng. Phần lông gà ngực kéo dài đến chỗ tiếp giáo với đùi gà nên giữ lại. Để khi đá gà, có thể bảo vệ gà khỏi những vết cào của đối thủ. Phần lông ở khu vực đùi sau đến phao câu cần tỉa sạch. Chỉ để lại 5 – 6 lông ở phần phao câu. Để giúp gà tránh được gió độc xâm nhập từ cửa hậu.
Với kinh nghiệm cắt lông gà chọi do sinh viên Cao đẳng Dược TP HCM chia sẻ. Hi vong có thể giúp các sư kê có thêm kiến thức về việc chăm sóc chiến kê của mình một cách tốt nhất.
Xem thêm thông tin của mcgdds.com.