Trước những diễn biến khó lường của thời tiết cùng với môi trường luôn có nguy cơ bị ô nhiễm, dịch bệnh tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Đặc biệt chi phí vật tư đầu vào, số vốn luôn luôn biến động, sản phẩm làm ra cũng không chắc chắn về giá, đã làm ảnh hưởng nhiều đến nghề chăn nuôi tôm ở các địa phương trong tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, việc cải tiến các khâu trong quy trình, kỹ thuật và đưa các mô hình mới áp dụng vào nuôi tôm thâm canh, 3 giai đoạn nhằm tăng năng suất, nâng cao kinh tế của người dân là vấn đề cần thiết.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật và kiến thức chăn nuôi của các cơ quan chuyên môn địa bàn tỉnh Quảng Nam, ông Trần Công Thành ở xã Tam Hòa, Núi Thành, đã thành công trong việc áp dụng mô hình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn theo kỹ thuật sinh học. Mô hình thử nghiệm thành công sẽ góp phần giải quyết phần nào rủi ro cho người nuôi đồng thời có tiềm năng mở rộng ra toàn tỉnh. Chi tiết mời các bạn đón đọc bài viết trong chuyên mục mô hình trại thủy sản của chúng tôi.
Mô hình là một trong những giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật
Một trong số đó là “Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh 3 giai đoạn”; đây được xem là một trong những giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Mang tính bền vững, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế; trong nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh. Khác với việc nuôi tôm theo cách thông thường chỉ có 1 giai đoạn (con giống mua về được thả thẳng xuống ao nuôi), mô hình nuôi tôm siêu thâm canh gồm 3 giai đoạn nuôi; (trong đó, có 2 giai đoạn ương và 1 giai đoạn nuôi thương phẩm).
Theo đó, hệ thống ao nuôi được thiết kế; tới 3 ao, gồm: ao ương giai đoạn 1, ao ương giai đoạn 2 và ao nuôi thương phẩm. Ngoài ra, còn có 1 hệ thống xử lý nước đầu vào; và 1 hệ thống xử lý chất thải, nước thải. Ao ương giai đoạn 1 là bể xi măng; được đặt trong nhà màng, ao ương giai đoạn 2 và ao nuôi thương phẩm giai đoạn 3; là dạng ao đất được lót bạt 100% hoặc các bể nổi được thiết kế hình tròn khung sắt lót bạt HDPE xung quanh.
Quy trình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn theo hướng sinh học
Sản lượng cuối vụ vẫn ổn định nhờ vào môi trường nước được xử lý an toàn
Cụ thể, quy trình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn; theo hướng sinh học của ông Thành như sau: Sau khi ươm được 45 ngày, tôm giống đủ tiêu chuẩn; là bắt đầu thả nuôi giai đoạn 1 trong hồ nhỏ, che kín xung quanh, có thiết bị hỗ trợ khí thở. Đến lúc tôm đạt trọng lượng từ 800 – 900 con/kg thì chuyển sang nuôi giai đoạn 2; thông qua hệ thống ống xả nước. Ở giai đoạn 2, kéo dài từ 40 – 45 ngày, tôm nuôi đạt trọng lượng bình quân 145 – 150 con/kg thì được chuyển qua hồ lớn; để nuôi thương phẩm giai đoạn 3 cho đến khi thu hoạch, đạt trọng lượng từ 30 – 40 con/kg.
Để thực hiện mô hình này, ông Thành sử dụng 2,5 ha trên tổng diện tích hơn 6 ha mặt nước nuôi tôm; của gia đình để làm ao lắng, ao lọc và hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Theo ông Thành, diện tích nuôi tôm tuy giảm gần một nửa, song sản lượng cuối vụ; vẫn ổn định nhờ vào môi trường nước được xử lý an toàn. Tốc độ phát triển của con tôm nhanh, năng suất cao hơn; trọng lượng trung bình của con tôm nặng hơn và có thể nuôi nhiều vụ hơn trong một năm; so với cách nuôi tôm thông thường như trước đây.
Vệ sinh nguồn nước là yếu tố quan trọng hàng đầu
Để thực hiện được mô hình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn; theo hướng sinh học, ngoài nguồn thức ăn đảm bảo, tuyệt đối không dùng chất kích thích tăng trưởng; thì khâu xử lý môi trường, vệ sinh nguồn nước là yếu tố quan trọng hàng đầu. Theo đó, ao lắng lọc nước, bể ươm tôm giống và hồ nuôi tôm thương phẩm; phải có tỷ lệ thích hợp. Ao lắng lọc nước phải có diện tích bằng 1/3 diện tích hồ nuôi mới đảm bảo; khả năng luôn cung cấp nước đảm bảo về chất lượng trong quá trình nuôi tôm.
Trước khi thả nuôi, hồ nuôi phải được xử lý sạch sẽ; triệt tiêu toàn bộ các mầm bệnh và lắp đặt thiết bị sục khí để cung cấp thêm lượng ôxy cần thiết cho tôm; trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Khi nguồn nước được xử lý triệt để, đảm bảo an toàn dịch bệnh, ông Thành đầu tư máy móc; thiết bị hiện đại để nuôi tôm theo 3 giai đoạn. Quy trình nuôi đều khép kín từ con giống, thức ăn đến nuôi tôm thương phẩm. Các giai đoạn nuôi tôm từ nguồn thức năng, thuốc bảo vệ đều được giám sát chặt chẽ; theo hướng an toàn sinh học.
Mô hình chỉ sử dụng men vi sinh, các chế phẩm sinh học để xử lý và quản lý
UBND xã Tam Hòa đánh giá, mô hình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn theo hướng sinh học của ông Trần Công Thành thành công nhất là xử lý tốt các khâu vệ sinh môi trường. Mô hình không dùng kháng sinh, chỉ sử dụng men vi sinh, các chế phẩm sinh học để xử lý và quản lý môi trường ao nuôi. Đây là mô hình cần được nhân rộng.
Qua kiểm tra, Chi cục Thủy sản Quảng Nam đánh giá cao về hiệu quả, chất lượng và sản phẩm an toàn của phương thức nuôi tôm 3 giai đoạn theo hướng sinh học lần đầu tiên được ông Thành áp dụng thành công. Cụ thể, tôm nuôi mô hình này mau lớn và không bị dịch bệnh trong quá trình phát triển. Trong vòng 80 – 100 ngày, tôm nuôi theo mô hình này đã đạt kích cỡ từ 30 – 40 con/kg, năng suất đạt từ 40 – 60 tấn/ha/năm.
Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Quảng Nam; tổng diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) hiện nay trên địa bàn tỉnh đạt gần 9.000 ha. Tổng sản lượng NTTS năm 2020 vừa qua đạt hơn 25.300 tấn. Trong đó sản lượng tôm đạt hơn 16.600 tấn.
Tỉnh Quảng Nam đã có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm; quy mô lớn như hỗ trợ đầu tư hạ tầng, ươm nuôi tôm giống, nuôi tôm VietGAP. Với thành công trong mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn; theo hướng sinh học sẽ góp phần phát huy hết lợi thế khu vực; vùng cát rộng lớn ven biển, đưa ngành NTTS của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững và thân thiện với môi trường.