Thiên nhiên quả thật rất ưu ái cho con người khi đã ban tặng cho ta nhiều con vật độc lạ và cảnh vật đẹp tuyệt hảo. Với bộ lông lấp lánh, mang dáng dấp của loài chim quý tộc, không ngoa khi xếp Công hay còn gọi là chim Khổng Tước vào top 10 loài chim kiêu sa nhất thế giới. Và nuôi chim công đang là một nghề được ví như “đếm lông ra tiền” và việc kiếm tiền tỷ từ nuôi chim công là điều hết sức bình thường. Công là loài chim quý hiếm, với bộ lông sặc sỡ nên việc làm chuồng để chim công cũng cần chăm chút, tỉ mỉ để tạo cho công 1 môi trường sống thoải mái, thuận lợi phát triển.
Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim công
Lông chim công có hình dáng như cánh quạt to, rực rỡ nhiều màu sắc; và có hình như hình con mắt được sắp xếp vô cùng bắt mắt. Chim đực mới có bộ lông đẹp nhất và chỉ xòe ra vào mùa sinh sản; được coi là điệu múa của các loài chim để hấp dẫn, sau mùa sinh sản thì lông sẽ tự rụng.
Nuôi chim công làm cảnh hiện đang ngày càng trở nên phổ biến. Để có được những con công khỏe đẹp thì chuồng nuôi cũng cần phải được quan tâm. Sau đây chúng tôi sẽ mách bạn kỹ thuật làm chuồng nuôi khổng tước chuẩn nhất để bạn tham khảo.
Khổng tước có nhu cầu ở không quá cầu kỳ nên bạn có thể tận dụng chuồng của các con vật nuôi khác như chuồng lợn, chuồng bò, chuồng gà hay là các nhà xưởng, nhà kho đã cũ và được cải tạo lại.
Để làm chuồng nuôi khổng tước, chúng ta nên dùng lưới quây là loại mắt cáo của thép B40. Phía trên nóc chuồng dùng lưới cước, lưới lan hay lưới the.
Nền chuồng nên được rải cát vàng để tiện làm công tác vệ sinh khi cần. Lưu ý phải đảm bảo chuồng luôn khô ráo, thoáng mát, nhằm hạn chế giun sán. Bên cạnh đó, nền bằng cát cũng sẽ đảm bảo cho đuôi công không bị dính bẩn, đồng thời giúp công có được không gian tăm cát (làm sạch lông và tắm nắng.
Diện tích chuồng nuôi
Chim công sống trong môi trường tự nhiên thường có sức đề kháng khá tốt. Tuy nhiên, nếu là nuôi nhân tạo thì cần chú ý đến vấn đề làm chuồng; để cho chim luôn khỏe mạnh và có được bộ lông rực rỡ nhất. Chuồng nuôi công đạt chuẩn nên đươc thiết kế với kích thước như sau: Rộng x dài x cao tương ứng là (3,5 – 4m) x (5 – 6m)x (2,7 – 3m).
Lượng cá thể phù hợp với kích thước chuồng nuôi này gồm 4 đến 6 công trưởng thành; tỉ lệ gồm 1 đực + 1 cái, hay 1 đực + 2 cái. Hoặc chúng ta cũng có thể nuôi từ 10 đến 15 cá thể khổng tước; loại 6 đến 12 tháng tuổi).
Vấn đề quan trọng nhất trong công tác làm chuồng công vẫn là phải đảm bảo về độ thoáng mát; và vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, tùy thuộc vào địa hình hay tùy theo mỗi trang trại mà có thể sắp xếp bố trí khu vực nuôi khổng tước cho phù hợp. Một lưu ý quan trọng là chúng ta không được sử dụng lưới thép loại nhỏ để làm vách ngăn; hoặc cũng không dùng cước vì có thể khổng tước sẽ mổ cước để ăn.
Xem thêm bài viết khác tại đây.