Vỏ cây liễu là dược liệu khá phổ biến trong Đông y, loại cây này có tác dụng giảm đau xương khớp và ngừa viêm nhiễm rất hiệu quả. Ngoài việc sử dụng trong mỹ phẩm, đời sống hằng ngày. Vỏ cây này còn được ứng dụng trong công tác chăn nuôi và chăm sóc gia cầm.
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc cho gia cầm theo khuyến cáo. Người nuôi có thể sử dụng vỏ cây liễu để cải thiện tiêu hóa cho gia cầm. Đồng thời giảm đau xương khớp cho gà, giảm viêm nhiễm và tăng khả năng vận động cho gia cầm.
Vỏ liễu được dùng điều trị bệnh từ rất sớm
Vỏ cây liễu là một loại dược liệu để chữa trị nhiều căn bệnh quen thuộc ở người. Giúp giảm sốt, chống viêm khớp, giảm đau, hơn nữa nó còn giúp làm đẹp. Dược liệu này có đến 300 chủng loại. Trong đó vỏ liễu trắng là phổ biến nhất. Trong vỏ cây liễu có chứa glucoside gọi là salicin, một hợp chất tương tự aspirin. Salicin khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa. Để tạo ra axit salicylic đây là tiền thân của aspirin.
Về lịch sử của loại thực vật này, vỏ cây liễu đã được người Trung Quốc biết đến. Sử dụng như một chất giảm đau tự nhiên từ năm 500 trước công nguyên. Ở các nước phương tây, người ta cũng sớm tìm ra vỏ liễu dùng điều trị viêm từ rất sớm.
Các chế phẩm từ vỏ liễu
Tuy nhiên sau đó với sự phát triển của khoa học. Cuối những năm 1800, người ta tìm ra cách để tạo ra phiên bản tổng hợp axit salicylic. Chất này sau khi được thử nghiệm lâm sàng đã được đăng ký thuốc dưới nhãn hiệu Aspirin.
Thuốc được đưa ra bán và nhanh chóng chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng. Khối lượng tiêu thụ ngày càng gia tăng. Chính vì sự tiện dụng và chức năng tương tự đó. Mà vỏ cây liễu dẫn bị lãng quên. Chỉ gần đây khi phong trào sống xanh, sử dụng những vật phẩm từ tự nhiên. Người ta mới dần quan tâm đến dược liệu thuần tự nhiên này.
Các chế phẩm vỏ liễu được thu bằng cách chia nhỏ vỏ cây thành dạng bột hoặc từng mảng. Sau đó, được ngâm hoặc hòa tan trong nước hoặc rượu để thu được dịch tiết. Cùng vì các phương pháp này mà trên thị trường. Người ta thường rao bán vỏ cây liễu trong ba dạng sau: dạng lỏng, dạng rượu thuốc, và cuối cùng là bột dược liệu.
Tác dụng dược liệu của vỏ cây liễu
Vỏ cây liễu đã được sử dụng trong nhiều năm cho các tác dụng chống viêm, hạ sốt và giảm đau. Hiệu quả của vỏ cây liễu được cho là do hàm lượng salicin. Khi vỏ cây liễu được ăn, 80% hàm lượng allicin được hấp thụ. Sau khi được hấp thụ, salicin được chuyển hóa bởi hệ thực vật đường ruột thành salicylic và glucose. Các hợp chất này sẽ được oxy hóa thành axit salicylic và các dẫn chất salicylat khác.
Chính dẫn xuất của salicylate và axit salicylic xác định tác dụng chống viêm giảm đau của Salicin. Thêm nữa, Salicin ức chế enzyme cyclo – oxygenase ngăn chặn sự giải phóng Prostaglandin gây viêm của cơ thể. Do đó ngăn ngừa các quá trình viêm như: giãn mạch, tăng tính thấm, tác động lên các dây thần kinh cảm giác đau. Do đó có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả.
Các hoạt chất có ích trong vỏ liễu
Tuy nhiên, do quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Tác dụng giảm đau của vỏ cây liễu sẽ xuất hiện chậm hơn so với aspirin. Mặt khác, tác dụng chữa bệnh của nó kéo dài hơn. Ngoài ra nhờ vào khả năng hòa tan trong dầu. Thấm sâu vào lỗ chân lông giúp giảm tiết nhờn, chống viêm và kháng khuẩn cho da.
Vì vậy mà salicylic acid là một hoạt chất khá lý tưởng được sử dụng trong các sản phẩm dành cho da mụn. Với những lợi ích mà Salicylic acid đem lại cho da dầu, các hãng mỹ phẩm theo xu hướng tự nhiên và hữu cơ. Cũng muốn tìm kiếm thành phần tự nhiên có thể thay thế cho hoạt chất này.
Bên cạnh hợp chất salicin, trong vỏ cây liễu còn có nhiều hoạt chất sinh học như flavon, pectin, acid hữu cơ, tanin, vitamin C, vitamin PP,… Các nguyên tố vi lượng như sắt, phospho, canxi,…
Ứng dụng vỏ cây liễu trong chăn nuôi gia cầm
Vỏ cây liễu thường được các nhà thảo dược khuyên dùng làm thuốc giảm đau cơ xương và chống viêm. Cho gia cầm bị rối loạn ở nhiều vị trí khác nhau như ở đầu, mỏ, lưng, móng và đặc biệt là các khớp. Cách thức giải quyết chỗ đau hoặc viêm của vỏ cây liễu là kiểm soát chỗ đau và viêm khớp khó chịu. Sau đó giúp giảm sưng hoặc viêm và cuối cùng là tăng khả năng vận động cho vùng cần hỗ trợ.
Về cách sử dụng loại vỏ cây liễu trong chăn nuôi gia cầm. Đối với dạng mảnh, bạn có thể cho làm ẩm vỏ liễu và bỏ trực tiếp vào thức ăn cho gia cầm. Đối với dạng nước hay rượu, bạn có thể ngâm nó với thức ăn. Trước khi cho gia cầm ăn hoặc truyền dịch cho gia cầm trước khi cho chúng ăn. Nhưng nếu có thời gian và để thuận tiện thì việc thêm trực tiếp vỏ liễu khô vào thức ăn là ổn nhất.
Vỏ cây liễu tuy an toàn hơn nhiều so với aspirin. Nhưng khi sử dụng nó cho gia cầm bạn vẫn cần phải lưu ý. Do hàm lượng salicylat đáng kể có trong vỏ cây liễu có thể gây ra tác dụng phụ cho gia cầm. Vì vậy, bạn chỉ nên được sử dụng ở gia cầm với số lượng hợp lý theo lời khuyên từ bác sĩ thú y.
Mời bạn xem thêm những bài viết mới nhất tại chuyên mục Kinh nghiệm chăn nuôi.
Công tác quản lý dịch bệnh cho đàn gia cầm
Tiêm phòng đầy đủ vacxin cho đàn gia cầm theo lịch hướng dẫn của cơ quan thú y. Với gà cần phòng đầy đủ một số bệnh như Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, Marek, Đậu, Tụ huyết trùng. Với vịt thì cần phòng đầy đủ một số bệnh như: Dịch tả; viêm gan ngan, vịt,..
Có biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường chăn nuôi như làm đệm lót sinh học. Sử dụng các chế phẩm sinh học. Men vi sinh trộn vào thức ăn hoặc phun trực tiếp lên nền chuồng.
Hàng ngày theo dõi sức khỏe gia cầm. Phát hiện sớm vật nuôi có biểu hiện bất thường để cách ly, điều trị. Khi có vật nuôi bị ốm, chết hàng loạt, khó kiểm soát. Cần báo ngay cho thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Mặt khác, để chăn nuôi gia cầm có hiệu quả và bền vững. Bên cạnh việc thực hiện tốt phương thức chăn nuôi an toàn sinh học. Người chăn nuôi cần theo dõi chặt chẽ, nắm bắt thông tin thị trường.
Hình thành mối liên kết tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thành lập nhóm chăn nuôi, các tổ hợp tác chăn nuôi, hợp tác xã ngành hàng,.. Thuận lợi cho việc trao đổi kỹ thuật, mua bán các vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra.