Giá cà phê trong ngày hôm nay 21/10 giao động trong khoảng 39.700 – 40.600 đồng/kg. Tình trạng thiếu công suất vận chuyển container đã tiếp tục làm gián đoạn dòng chảy cà phê từ Brazil và cả Việt Nam, đây cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy giá cà phê tăng liên tiếp ở 2 phiên vừa qua.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại các vùng nguyên liệu trọng điểm hiện tăng thêm 200 đồng. Mức giá thấp nhất và cao nhất ở hai tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk. Thông tin chi tiết về giá cà phê trong nước và quốc tế sẽ được Thị trường tiêu dùng cập nhân trong bài viết dưới đây.
Giá cà phê tiếp tục tăng
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.700 đồng/kg. Tại huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.600 đồng/kg.
Tại huyện Ea H’leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.500 đồng/kg. Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.500 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.400 đồng/kg ở Đắk R’lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.500 đồng/kg (Chư Prông). Ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.400 đồng/kg. Còn giá hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.500 đồng/kg. Sáng nay, giá tại các vùng trồng trọng điểm tăng 200 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất. Giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 tăng 10 USD/tấn ở mức 2.115 USD/tấn. Giao tháng 1/2022 tăng 11 USD/tấn ở mức 2.131 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 1,3 cent/lb ở mức 205,55 cent/lb. Giao tháng 3/2022 tăng 1,35 cent/lb ở mức 208,35 cent/lb.
Cà phê gặp khó khăn trong khâu vận chuyển
Giá cà phê thế giới tiếp đà tăng. Nguyên nhân một phần do chỉ số DXY giảm giá phiên vừa qua. Theo các nhà quan sát, giá cà phê biến động tăng còn do các thị trường kỳ hạn sắp tới ngày thông báo đầu tiên (FND) và áp lực thiếu hàng giao ngay tiếp tục hỗ trợ giá tăng.
Đà tăng của cà phê bất chấp thời tiết tại 2 nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới đều tốt, mưa thuận. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vùng cà phê đang gặp khó khăn về giao thông. Các tỉnh Tây Nguyên áp dụng một số biện pháp hạn chế ở một số địa phương. Do tình hình tiêm vaccine vẫn ở mức thấp và nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 vẫn tiềm ẩn.
Vụ thu hái cà phê mới tại Việt Nam, khó khăn vẫn đang bủa vây. Từ chi phí gia tăng, tồn kho đến thiếu nhân công, giờ lại thêm giao thông, vận chuyển. Theo hãng tin Blomberg, mưa nhiều ở Tây nguyên trong mấy ngày qua không gây thiệt hại gì đáng kể. Mà còn hỗ trợ cho cây cà phê sắp thu hoạch nâng cao chất lượng hạt và tăng sản lượng.
Tại Brazil, những trận mưa gần đây cũng giúp cải thiện triển vọng vụ mùa 2022/23 ở nước này. Tuy vậy, tình trạng thiếu công suất vận chuyển container tiếp tục làm gián đoạn dòng chảy cà phê từ Brazil và Việt Nam. Dẫn đến việc các nước tiêu thụ phải sử dụng đến kho dự trữ cà phê của mình. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy giá cà phê tăng liên tiếp 2 phiên vừa qua.
Vì sao giá cà phê tăng mạnh?
Về sản xuất, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là Brazil hiện đang gặp khó khăn về thu hoạch do mưa nhiều tại các vùng trồng cà phê chính ở phía Đông Nam nước này.
Đồng Real của Brazil tăng giá so với đồng USD đã làm giảm lợi nhuận. Nên không khuyến khích nông dân Brazil bán cà phê nguyên liệu. Bên cạnh đó, đã có những dự báo mới cho rằng sản lượng cà phê Barazil sẽ giảm so với những dự đoán trước đó.
Cụ thể, Tập đoàn INTL FCStone nhận định, sản lượng cà phê Brasil sẽ thấp hơn 15,9% so với vụ trước. Đạt tổng cộng 53 triệu bao. Gồm 36,9 triệu bao cà phê Arabica và 16,1 triệu bao cà phê Conilon Robusta.
Tuy nhiên, vấn đề sản lượng và thu hoạch cà phê ở Brazil được cho là không có nhiều tác động tới cà phê thế giới. Mà nguyên nhân chính là những cuộc triến tranh thương mại giữa những nền kinh tế lớn.