Gà là loài gia cầm khá quen thuộc với người chăn nuôi, vừa mang lại lợi ích kinh tế nhưng lại không quá đòi hỏi trong khâu chăm sóc. Chỉ cần trang bị kiến thức cơ bản về những loại bệnh gà thường hay mắc, tiêm vắc xin hoặc chích thuốc đầy đủ là khả năng gà chọi bị bệnh sẽ rất hiếm. Gà chọi vốn săn chắc hơn gà thông thường vì đặc thù vận động nhiều, đặc biệt còn có thể dùng để tham gia các hoạt động, giải đấu đá gà trong các dịp lễ hội dân gian. Khi nuôi bất cứ vật nuôi nào, triệu chứng biếng ăn luôn làm người chăn nuôi lo lắng. Gà chọi cũng không ngoại lệ, đặc biệt là gà chiến cần nhiều ăn nhiều để bổ sung năng lượng. Vậy khi gà không chịu ăn, lười ăn ta phải làm gì?
Nguyên nhân và biểu hiện khi gà không chịu ăn
Khi gà không chịu ăn thì chắc chắn là do một trong những nguyên nhân sau. Có thể gà đang mắc bệnh về tiêu hóa. Khi đường ruột không khỏe hay không tiêu hóa được. Thức ăn sẽ vẫn còn tồn đọng trong dạ dày, đường ruột. Như vậy thì chúng sẽ không có giác đói. Và gà không chịu ăn cho đến khi tiêu hóa được thức ăn. Thứ hai, có thể là người nuôi vô tình cho gà ăn quá nhiều chất xơ. Hoặc chúng bị bội thực nên dẫn đến đường ruột bị tắc nghẽn. Thức ăn cũng không tiêu hóa được. Lúc này, gà không chịu ăn những loại thức ăn chính, khó tiêu hóa như thóc, lúa, ngô,… Biểu hiện khi gà không chịu ăn. Khi gà chọi lười ăn, người nuôi sẽ rất dễ nhận ra.
Bởi chúng thường sẽ bỏ ăn, phần diều chướng lên. Đầu ủ rũ, phân có lẫn cả thức ăn chưa tiêu hóa. Khi quan sát sẽ thấy chúng chỉ ăn những loại thức ăn như giun sâu. Mà không ăn thức ăn chính. Và khi để gà biếng ăn trong thời gian dài. Gà sẽ mắc một số bệnh như kiết lỵ, cầu trùng… Dựa theo những triệu chứng khi gà biếng ăn. Mà người nuôi sẽ có những cách chữa trị khác nhau. Nếu gà không chịu ăn do lười ăn. Khi người nuôi cho gà ăn thừa tinh bột lại ít cho gà luyện tập. Sẽ dẫn đến tình trạng gà không ăn lúa nữa. Lúc này, gà thừa tinh bột, lại khó tiêu hóa. Vì thế, chúng chỉ hứng thú với mồi hoặc ăn một chút rau xanh.
Cách khắc phục khi gà bị chướng diều, khó tiêu
Khi gặp tình trạng này. Người nuôi không nên chỉ cung cấp những thức ăn mà gà ăn được. Thay vào đó, người nuôi phải cho gà luyện tập với cường độ cao hơn. Đặc biệt là buổi sáng. Nên cho gà tập những bài tập như chạy lồng, vần đòn, … Mà không cho ăn trước. Cho đến khi nào gà đói và kêu nhiều thì sẽ cho ăn thóc, ngô, … Phần thức ăn này sẽ có thêm tỏi giã nhỏ. Đồ uống cũng cho thêm tỏi nhuyễn vào. Tỏi sẽ giúp gà tiêu hóa tốt hơn. Liên tục ăn như vậy trong hai ngày thì gà sẽ hết biếng ăn. Khi cho gà ăn quá nhiều chất xơ. Hoặc gà bị bội thực thì sẽ dẫn đến biểu hiện gà bị chướng diều.
Người nuôi cần quan sát xem biểu hiện chướng diều này có đi kèm với bệnh lí khác không? Nếu có bệnh lí khác thì không thể trị theo cách này. Xoa bóp diều cho gà dễ tiêu. Trong trường hợp diều gà mềm. Thì sử dụng hỗn hợp men tiêu hóa + điện giải multivitamine. Cho uống trong hai ngày liên tiếp. Còn trường hợp diều gà cứng ngắc thì cần phải thông diều cho gà. Sau đó cho gà uống men tiêu hóa và multivitamine. Đặc biệt hãy chú ý đến bữa ăn của gà. Cho gà ăn cám ngâm và chia thành nhiều bữa nhỏ. Trên đây là những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân. Và cách trị gà không chịu ăn lúa. Người nuôi gà có thể tham khảo và áp dụng cho đàn gà của mình.