Cua biển thường phân bố nhiều ở vùng biển nước ta. Trong đó cua biển xanh có tên khoa học là Scylla serrata (Forskal) là một loài có kích thước tương đối lớn, có giá trị kinh tế cao … Giai đoạn ấu trùng ăn động vật phù du (luân trùng, moina, artemia …). Giai đoạn từ cua con đến cua trưởng thành thức ăn là cá tươi, ốc, tôm. Nuôi cua biển trong ao đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc rất cẩn thận. Để chăm sóc loại cua này tốt hơn, hôm nay hãy cùng mcgdds tìm hiểu chi tiết về một số loại bệnh phổ biến ở cua biển nhé!
Đặc điểm hình thái cấu tạo của cua biển
Cua biển thuộc:
- Ngành: Arthropoda
- Lớp: Crustacea
- Lớp phụ: Malacostraca
- Bộ: Decapoda (mười chân)
- Họ: Portunidae
- Giống: Scylla
Cua biển có tên tiếng Anh là mud-crab, green crab, hay mangrove crab; tên tiếng Việt gọi là cua biển, cua sú, cua xanh, cua bùn, loài phân bố chủ yếu ở vùng biển nước ta là loài Scylla paramamosain (cua sen) và loài Scylla olivacea (cua lửa). Hai loài này là một trong những loài cua biển có kích thước lớn.
Cua có thân hình dẹp theo hướng lưng bụng. Toàn bộ cơ thể được bao bọc trong lớp vỏ kitin dày và có màu xanh lục hay vàng sẫm. Cơ thể cua được chia thành hai phần phần đầu ngực và phần bụng.
Phần đầu ngực: là sự liên hợp của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực nằm phía dưới mai.
- Do ranh giới giữa các đốt không rõ ràng nên việc phân biệt các đốt có thể dựa vào số phụ bộ trên các đốt: đầu gồm có mắt, anten, và phần phụ miệng.
- Mai cua to và phía trước có nhiều răng. Trước mai có hai hốc mắt chứa mắt có cuống và hai cặp râu nhỏ (a1) và râu lớn (a2). Trên mai chia thành nhiều vùng bằng những rãnh trung gian, mỗi vùng là vị trí của mỗi cơ quan
- Mặt bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng và làm thành vùng lõm ở giữa để chứa phần bụng gập vào.
- Cua đực có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc của đôi chân bò thứ 5 và dính vào đó một dương vật ngắn.
- Cua cái có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc đôi chân bò thứ 3.
Một số bệnh thường gặp trên cua biển
Bệnh nổi hạt đốm trắng – đen
Nguyên nhân
- Do 4 loài ốc sống ở vùng nước nóng, độ mặn thấp trong vùng triều cửa sông nhiễm vào cua.
Dấu hiệu bệnh lý
- Cua bị bệnh bỏ ăn, yếu, không lột xác được, rêu và tảo bám trên mai, yếu dần rồi chết. Trên thân có những đốm trắng đôi khi có cả những đốm đen.
Phòng trị:
- Tắm cho cua bằng Sulfat đồng nồng độ 0,5g/m3 có sục khí, thời gian chữa trị kéo dài 8 – 10 ngày.
- Rải vôi bột thường xuyên để diệt khuẩn và tiệt trùng.
Bệnh đen mang ở cua biển
Nguyên nhân:
- Sauk hi nước có độ mặn thấp hoặc sau khi có mứa lớn, ký sinh sán lá đơn xuất hiện và gây bệnh chô. Sán lá đơn chủ nhỏ như sợi tơ đục thủng mang gây hoại tử mang cua.
Dấu hiệu bệnh lý:
- Mang cua có những đốm đen, các tơ và áo mang chuyển màu đen một thời gian mang có mùi rất tanh, thối từng phần cho tới toàn bộ mang cua. Thân cua bị bệnh phần vỏ ngoài có các đốm đen, sau đó gây mù mắt. Xuất hiện cả giai đoạn cua con và cua trưởng thành. Sau khi mắc bệnh cua bỏ ăn, gây yếu, hô hấp kém nằm im không hoạt động.
Phòng trị:
- Tắm cho cua bằng Formol với nồng độ 16 – 30ml/m3 nước trong 15 – 20 phút, có sục khí, thời gian điều trị 6 – 8 ngày.
- Tắm cho cua bằng dung dịch Sulfat đồng với nồng độ 0.6g/m3, mỗi lần tắm trong 6 – 8 phút có sục khí. Thời gian chữa trị 6 – 8 ngày.
- Dùng vôi bột để diệt các ký sing trùng, vi khuẩn.
- Khi có dấu hiệu bệnh hoặc thời tiết xấu, mà kéo dài dùng kháng sinh Norfloxacin, Nalidixicacid trộn vào thức ăn với lượng 40 -60g/1kg thức ăn để phòng bệnh. Thời gian phòng bệnh 6 – 8 ngày.
Bệnh đốm trắng – vàng trên vỏ
Nguyên nhân
- Cua vẫn khỏe mạnh nhưng có đốm trắng-vàng. Màu sắc này có thể trong nước giàu canxi và magiê hay vôi bột bám là bình thường. Các đốm trắng – vàng này sẽ hết sau khi lột xác.
Dấu hiệu bệnh lý
- Cua gầy yếu, chậm lột xác hoặc lột xác kéo dài, cua bỏ ăn rồi chết. Trên mai và yếm xuất hiện đốm trắng -vàng.
Phòng trị:
- Sử dụng thức ăn tươi sạch, cho ăn vừa đủ, thức ăn thừa phải dọn sạch.
- Trộn thêm kháng sinh như Norfloxacin, Nalidixic acid,… và các vitamin A, C bổ sung vào thức ăn để tăng sức đề kháng.
Bệnh teo các chân ở cua biển
Nguyên nhân
- Do đáy ao nhiễm bẩn, thức ăn thừa nhiều, vệ sinh ao hồ kém, nhiễm Vibrospp. Ngoài ra do sự biến động thất thường của yếu tố nhiệt độ, cua không tự điều chỉnh cân bằng được nhiệt độ cho mình dẫn đến cua bị nhiễm lạnh
Dấu hiệu bệnh lý
- Bệnh biểu hiện, cua dùng càng vận động như muốn bò đi nhưng không nhích lên được, người ta gọi đây là bệnh cua vặn mình. Thân gầy yếu, các chân bò, chân bơi teo tóp, cua lười vận động, phản xạ bắt mồi chậm.
Phòng trị
- Đảm bảo độ sâu ao nuôi nhằm ổ định nhiệt độ.
- Vệ sinh tốt ao hồ nuôi tạo môi trường tốt cho cua.
- Tắm cho cua bằng dung dịch Oxytetracyline với nồng độ 0.5 – 3 g/m3. Thời gian tắm 20 – 30 phút, điều trị 6 – 8 ngày.
- Trộn kháng sinh Oxyteraccyline và dầu thực vật vào thức ăn với liều lượng 50mg/kg thức ăn. Cho ăn liên tục 6 – 8 ngày.
- Dùng kháng sinh Norfloxacin, Nalidixic acid trộn vào thức ăn hàng ngày với liều 40 – 60g/1 kg thức ăn để phòng bệnh.
Bệnh sinh vật bám ở cua
Nguyên nhân
- Giáp xác chân tơ sống ở biển, ấu trùng bơi lội tự do trong nước nhưng trưởng thành sống định cư hoặc ký sinh trên con cua.
Dấu hiệu bệnh lý
- Biểu hiện sinh vật bám trên vỏ, thân, mang, phần phụ cua.