Nghề nuôi ngao, nhuyễn thể là một nghề tiềm năng, mang lại giá trị kinh tế cao. Vùng đất phù sa màu mỡ tạo nên những cồn bãi sẽ là nơi lý tưởng để nuôi ngao. Việc nuôi ngao, nhuyễn thể cần kỹ thuật chính xác. Nó là một nghề mang nhiều rủi ro cao. Nhiều người dân nuôi ngao, nhuyễn thể lao đao, thua lỗ vì chưa tìm được biện pháp nuôi hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cho bạn hiểu rõ hơn về nghề nuôi ngao, nhuyễn thể và các biện pháp cho người nuôi ngao theo hướng bền vững và ít rủi ro hơn. Mời bạn đón đọc nhé.
Chỉ đạo của Tổng cục Thủy sản về địa phương biện pháp nuôi ngao bền vững
Hiện nay đang là thời điểm giao mùa, nhiệt độ và độ mặn tăng cao. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, thời gian phơi bãi kéo dài. Đồng thời đây cũng là thời điểm ngao, nhuyễn thể vào mùa sinh sản. Do đó sức đề kháng giảm trước những biến động bất lợi của thời tiết. Theo đó, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương triển khai ngay một số nội dung sau:
Tuân thủ quy định về môi trường
Hướng dẫn người nuôi ngao, nhuyễn thể tuân thủ các quy định quản lý. Vùng nuôi của địa phương, khuyến cáo qua các bản tin cảnh báo môi trường. Vùng nuôi của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III.
Phối hợp với các cơ quan chức năng, chuyên môn của địa phương. Thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước làm ảnh hưởng đến vùng nuôi ngao, nhuyễn thể.
Duy trì mật độ nuôi ngao
Duy trì mật độ nuôi phù hợp, đối với ngao chưa đạt cỡ thu hoạch tiến hành kiểm tra mật độ để có kế hoạch chủ động san thưa, duy trì mật độ nuôi từ 180 – 200 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 400 – 600 con/kg; dưới 250 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 500 – 800 con/kg; 250 – 350 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 800 – 2000 con/kg. Đối với ngao đạt cỡ thu hoạch (50 – 70 con/kg) khuyến cáo người dân có phương án thu hoạch kịp thời để tránh thiệt hại xảy ra.
Vệ sinh bãi nuôi ngao
Thường xuyên vệ sinh, san phẳng mặt bãi nuôi, khai thông các vùng nước động, gia cố vệ sinh lưới vây tạo sự thông thoáng cho nước triều lên xuống; thu gom ngao chết trên bãi và xử lý đúng quy định tránh làm ô nhiễm môi trường.
Giám sát, kiểm tra chặt chẽ
Theo dõi chặt chẽ biến động của thời tiết và môi trường nước. Khi phát hiện ngao nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc bị chết rải rác người nuôi cần có biện pháp xử lý. Khắc phục kịp thời và thông báo ngay cho cơ quan chức năng. Đồng thời không thả giống khi điều kiện thời tiết diễn biến. Bất lợi hoặc yếu tố môi trường chưa phù hợp. Tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong nuôi ngao, nhuyễn thể. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Tăng cường yếu tố kỹ thuật trong sản xuất ngao
Được biết, thời gian qua, Sở Nông nghiệp&PTNT thường xuyên phối hợp với UBND huyện hướng dẫn quy trình nuôi, công tác quản lý vùng nuôi cho bà con ngư dân. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả chương trình giám sát nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Đảm bảo tiêu chí an toàn thực phẩm; tiến hành thu mẫu định kỳ để đánh giá môi trường. Và dịch bệnh nhằm cảnh báo cho người nuôi tránh được những rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, về lâu về dài, huyện cần tính đến việc tạo chuỗi liên kết khép kín. Từ quá trình ương nuôi ngao giống đến sản xuất ngao thương phẩm và chế biến. Nhằm hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất và giải quyết đầu ra sản phẩm. Hướng tới xây dựng thương hiệu ngao Kim Sơn có mặt tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tin vui là mới đây, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp & PTNT đã thăm, làm việc với tỉnh Ninh Bình. Trong đó có khảo sát tại vùng nuôi trồng thủy sản huyện Kim Sơn. Theo đó, thời gian tới, Tổng Cục thủy sản cùng với Vụ Khoa học, công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp&PTNT) sẽ có những hỗ trợ về hạ tầng, kỹ thuật để Kim Sơn xây dựng trở thành vùng sản xuất giống nhuyễn thể hiện đại, tiên tiến của cả nước.