E coli là vi khuẩn rất phổ biến cùng với nhiều chủng gây bệnh ở trên các đối tượng vật nuôi, và đặc biệt là gia cầm. Điều này gây khó khăn rất lớn ở trong công tác điều trị bệnh. E coli còn được biết đến là 1 vi khuẩn cơ hội, và gây bệnh kế phát khi gia cầm bị stress hoặc nhiễm những bệnh khác làm cho hệ thống miễn dịch suy yếu. Kế phát E coli thường làm bệnh trầm trọng hơn nhiều và sẽ gây thiệt hại kinh tế lớn ở trong chăn nuôi công nghiệp.
Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn E.coli thường có sẵn ở môi trường ngoài. Khi cơ thể gặp thay đổi bất lợi, giảm sức đề kháng ví dụ; stress khí hậu, vận chuyển. Khi mắc bệnh Gumboro, CRD, Ecoli, có điều kiện để gây bệnh. Lây truyền chủ yếu do thức ăn, nước uống nhiễm bẩn.
Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn gram âm Escherichia coli (viết tắt E.coli) gây ra cho các loài gia cầm, ở mọi lứa tuổi. Trên gia cầm, E.coli gây nhiều chủng bệnh khác nhau như viêm đường tiêu hóa (colibacillosis); nhiễm trùng huyết (colisepticemia), viêm tích tụ tế bào bạch cầu (coligranuloma); viêm màng bụng (peritonitis), viêm vòi trứng (salpingitis); viêm màng hoạt dịch, viêm khớp (synovitis)…
Đường lây truyền
Bệnh lây truyền theo chiều ngang thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với cá thể bệnh hoặc gián tiếp qua thức ăn; nước uống, chất thải (phân) hay dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh. Trong đó, lây nhiễm qua phân chứa mầm bệnh được xem là nguy hiểm nhất.
Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền qua chiều dọc. Khi gia cầm mái đẻ nhiễm vi khuẩn E.coli trong ống dẫn trứng lây truyền qua trứng vào phôi. Và có sẵn trong cơ thể con khi nở ra. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gia cầm. Gặp điều kiện thuận lợi (gia cầm bị yếu, thay đổi ngoại cảnh… ) trở thành cường độc và phát bệnh.
Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng của bệnh rất đa dạng ở các lứa tuổi gà đông tảo khác nhau. Nhưng các triệu chứng điển hình thường gặp là:
- Gà đông tảo ỉa chảy, phân loãng, có dịch nhầy màu trắng; xanh nâu hoặc lẫn máu. Phân phối do ruột bị hoại tử.
- Nếu kết hợp với bệnh CRD thì có viêm túi khí, màng tim hay viêm phổi nặng.
- Nếu kết hợp với bệnh khác thì càng trầm trọng hơn
- Mổ khám thấy bệnh tích ít điển hình: gan sưng bầm đen, niêm mạc ruột đầy, màng túi khí viêm.
Cách phòng bệnh và trị bệnh
Cách điều trị
Dùng một trong các thuốc sau:
- Chlotetradexa: tiêm 1ml/5kg TT
- Ampicillin, Ampi-costrim, Amcoli-fort.
- Genta-costrim: uống
- K.N.C.D tiêm, Colidox – plus uống.
- Neo-te-sol: uống
- Trymethoxasol 24%, tiêm, Cosmix-font uống.
- Costrim I, Costrim II.
Cách phòng bệnh
- Vệ sinh và khử trùng nguồn nước uống vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn. Đặc biệt là nước cho gà đông tảo uống cần được xử lý trước bằng Halamid với nồng độ 3-5g/1 khối nước. Để qua 24 giờ sau cho gà uống.
- Dùng vaccin có kết quả hạn chế vì E.coli có nhiều chủng. Trên thế giới, nhiều nước có các chế phẩm E.coli Bartrin dùng cho gà đông tảo con, hạn chế và phòng được bệnh Colibactilosis.
- Dùng các loại kháng sinh phòng bệnh theo lịch trình.
(Lưu ý: Mỗi một địa phương sẽ có nhiều hãng thuốc phân phối khác nhau, vì vậy nếu Quí vị tìm không được loại thuốc như trong bài thì Quí vị có thể nhờ Bác sĩ thú y tại địa phương đó tư vấn cho loại thuốc tương ứng).
Đọc thêm các bài viết mới nhất tại đây.