Chuồng nuôi là 1 yếu tố vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến sự thành công trong mô hình chăn nuôi chim bồ câu. Hiện nay có 2 loại mô hình nuôi chim đang được áp dụng phổ biến đó là nuôi nhốt chuồng và nuôi thả vườn. Tùy thuộc vào mỗi mô hình sẽ có các kiểu chuồng khác nhau. Nuôi chim bồ câu nhốt chuồng giúp mang lại hiệu quả kinh tế lớn, đàn chim cũng được phát triển đồng đều. Đặc biệt người chăn nuôi cũng dễ dàng kiểm soát số lượng cũng như tốc độ tăng trưởng của bầy chim. Bài viết này xin giới thiệu tới các bạn cách làm chuồng nuôi chim bồ câu nhốt chuồng vô cùng đơn giản.
Chuồng chim bồ câu nhốt chuồng
Những mô hình nuôi chim bồ câu đang dần trở nên quen thuộc tại nhiều vùng quê trên cả nước. Nhiều gia đình nuôi chim bồ câu đã thoát nghèo, có của ăn của để; vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Bài viết này website mcgdds.com sẽ giới thiệu tới bà con cách làm chuồng cho loại chim này tối ưu của theo mô hình.
Vật liệu làm chuồng: Mô hình nuôi chim công nghiệp còn gọi là nuôi nhốt hoàn toàn. Đây là mô hình nuôi chim thương phẩm phổ biến nhất hiện nay. Vật liệu làm chuồng phổ biến nhất là lưới thép, khung chuồng có thể làm bẳng gỗ hoặc sắt cây.
Cấu tạo chuồng: Chuồng chim bồ câu công nghiệp được xây dựng thành từng dãy dài với rất nhiều ô, mỗi ô có kích thước 40x50x60cm. Chuồng được xây trong nhà và chim chỉ sinh sống khép kín trong từng ô chuồng.
Mô hình này giúp người nuôi chủ động phân chia chim sinh sản và chim thịt ra ở riêng. Ô chuồng của chim bồ câu sinh sản có ổ đẻ đường kính khoảng 25cm, chiều 8cm, khô ráo, sạch sẽ và phải vệ sinh thường xuyên.
Đặt máng thức ăn và nước trong chuồng nuôi
Máng thức ăn và nước uống được đặt riêng cho từng ô nên rất dễ theo dõi tình trạng chim; và vệ sinh hàng ngày. Máng có kích thước khoảng 5x10cm. Mặc dù chuồng được xây hoàn toàn trong nhà; nhưng người nuôi cần lưu ý đến hướng gió và cường độ ánh sáng. Chim bồ câu thích thoáng mát và nhiều ánh sáng. Môi trường ẩm thấp sẽ làm chim dễ bị bệnh và chậm lớn.
Trong thời kỳ đẻ trứng và ấp trứng, môi trường xung quanh phải thực sự yên tĩnh, giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp, không bị phân tán. Nhìn chung, nghề nuôi chim thương phẩm ở nước ta vẫn đang có nhiều tiềm năng phát triển. Tùy vào điều kiện, diện tích; quy mô mà bà con lựa chọn phương thức nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Theo đó, mỗi phương thức chăn nuôi sẽ có một cách làm chuồng bồ câu riêng biệt. Trên đây là những chia sẻ về các cách làm chuồng nuôi chim thương phẩm phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng những thông tin này hữu ích giúp cho mọi người có thêm kiến thức; kinh nghiệm về loài chim thương phẩm đang giúp rất nhiều gia đình thoát nghèo.