Với phương châm phòng bệnh là chính, việc thực hiện tốt chương trình 3 sạch: ở sạch, ăn sạch, uống sạch. Bà con cần lưu ý trong khâu chọn và phối giống cho chim cút. Bệnh phó thương hàn ở chim cút (Salmonellosis) là bệnh truyền nhiễm bởi vi khuẩn Sallmonella gây ra, chim ở mọi lứa tuổi đều cảm nhiễm với bệnh. Đây cũng là bệnh mà người nuôi thường phải đối mặt. Trong tự nhiên, nhóm vi khuẩn thương hàn có thể gây nhiều bệnh cho nhiều loại gia cầm khác nhau như chim cút, gà, vịt, các loài chim trời… Chim cút ở những lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh.
Nguyên nhân
Bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonellosis gây ra. Vi khuẩn có thể nuôi cấy, phát triển tốt ở môi trường thạch nước thịt và peptone ở pH là 7,2, nhiệt độ 370C. Vi khuẩn bị diệt ở nhiệt độ 600C trong 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời trong 24 giờ. Nhưng chúng có thể tồn tại 20 ngày khi đặt trong bóng tối. Một số hóa chất có thể diệt được vi khuẩn như KMnO4 1/1.000 trong 3 – 5 phút.
Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa. Khi ăn uống phải thức ăn hoặc nước uống có vi khuẩn, chim sẽ bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể lây qua trứng khi chim cút mẹ bị nhiễm bệnh hoặc lây từ loài gia cầm khác sang chim cút. Bệnh có thể lây nhiễm quanh năm, nhưng thường xuất hiện nhiều vào các tháng có thời tiết ấm áp và ẩm ướt trong mùa xuân, đầu mùa hè và cuối mùa thu.
Triệu chứng của bệnh thương hàn
tỷ lệ trứng giảm từ 10-30%, ăn giảm, ủ rũ, phân loãng và tRắng, chết. Trứng cút bệnh có dính máu, trứng nhọn và mềm. Cút con thấy phân chảy có màu trắng, đứng ủ rũ, mắt lim dim, khô chân xù lông, xã cánh và chết.
Bệnh tích ở chim cút
Gan sẫm màu có lấm tấm xuất huyết trong những ngày đầu, sau hoại tử trắng như đinh ghim. Mật sựng to. Ruột tụ máu và xuất huyết. Nếu kéo đài có hoại tử viêm loét từng đám. Buồng trứng bị teo và tích máu.
Phòng bệnh thương hàn cho chim cút
Chloramphenicol 250 mg/lít nước uống
Teramycin 250 mg/lít nước uống hoặc Neotesol
Nghiền nhỏ 2 viên thuốc trên pha chung trong 1lít nước cho uống liên tục 4 ngày (nếu nước và thuốc hết tới đâu thì pha bổ sung tới đó) sau nghỉ 3 ngày sử dụng 6 tuần liền đối với cút thịt. Còn cút để dùng liên tục trong thời gian đẻ, nhưng mỗi tuần chỉ dùng thuốc phòng 3 ngày, nghỉ 4 ngày.
Ngoài ra, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:
- Neotesol 2,5g/1 lít nước uống (1/2 muỗng cà phê)
- Amfuridon 6g/lít nước uống
- Neo-Terramycin 500mg/ lít nước uống
- Chlotetrasol 2,5 mg/ 1lít nước.
- T.T.S. 2,5 kg/1 lít nước uống.
Liệu trình cũng pha nước uống như trên.
Trị bệnh cho chim cút
Dùng 1 trong những loại kháng sinh trên nhưng liều tăng gấp đôi và liệu trình điều trị 5 –7 ngày mới ngưng.
Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh cho chim chim cút như: Ðảm bảo chuồng nuôi thoáng mát, có ánh nắng chiếu vào; Thức ăn phải đủ chất dinh dưỡng, không ẩm mốc; Nước uống phải sạch và được thay thường xuyên; Ðịnh kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng Formalin 2 – 3%, Iodine 0,5% hoặc Cloramin T 0,5 – 2%… toàn bộ nền và tường chuồng nuôi; Chăm sóc nuôi dưỡng tốt; Ngăn ngừa tiếp xúc với động vật gặm nhấm, gián và các loài chim hoang dã.
Thực hiện nguyên tắc cùng ra cùng vào; Dọn vệ sinh sạch sẽ, sát trùng dụng cụ chăn nuôi sau mỗi đợt xuất chuồng, để trống chuồng trại 10 – 15 ngày mới nuôi tiếp đợt khác. Thường xuyên tiêm chủng chống lại vi khuẩn Salmonella; Bổ sung Vitamin C, chất bổ trợ để tăng sức đề kháng, giảm stress và tạo miễn dịch tốt cho chim cút nuôi.
Xem thêm những bài viết khác tại đây.