Để huấn luyện cho gà chiến làm quen với những trận đấu và rèn khả năng chiến đấu, sức chiến dẻo dai, vần gà chọi là một phương pháp quan trọng luôn được các sư kê sử dụng từ khi gà chọi còn non cho đến khi đã trưởng thành và có kinh nghiệm đấu. Nhưng khi vần gà, gà chọi cũng phải chiến đấu với đối thủ huấn luyện và không tránh khỏi những tổn thương nhẹ trên cơ thể, nhất là khi gà còn bé mới được vần lần đầu. Triệu chứng gà hay bị nhất sau khi vần gà hoặc sau khi thi đấu về bị thương nhẹ là gà bị sưng đau đầu, đi lại tập tễnh, và đây là cách bạn cần chăm sóc để gà chọi mau chóng bình phục.
Sau khi vần gà chọi
Vần gà chọi là một một hình thức huấn luyện của sư kê. Là công việc mà bất cứ chú gà chọi nào cũng cần trải qua. Việc này sẽ giúp cho gà khỏe mạnh tăng khả năng chịu đòn cũng như da dày hơn. Khi vần gà chọi, gà chọi sẽ được cho chiến đấu với một chú gà chọi khác hoặc chính sư kê để quen đòn. Vì thế sau khi vần gà, gà sẽ bị mệt, xuống sức hoặc thậm chí bị thương nhẹ như khi thi đấu thật. Lúc này gà cần được chăm sóc.
Khi đá về có 2 trường hợp gà ăn nhanh không bị thương tích nhiều lắm. Gà đau nhừ tử do đánh khuya hồ. Và sau đây là cách chăm sóc gà sau khi vần theo từng trường hợp cụ thể.
Hướng dẫn cách chữa gà bị om đòn nhẹ
Đá xong ta có thể vào nghệ ngay. Để giúp quá trình tái dạo da và tan đòn. Ngày hôm sau lấy rượu trắng ra bớt nghệ. Hôm sau nữa dùng nước ấm ra nốt nghệ còn lại.
Vì bị dính đòn không nặng nên gà có thể tự ăn. Nhưng khi đá về ta có thể không cho ăn. Hoặc cho ăn một hai mồi cơm + vài viên B1, thuốc chống phù nề Anpha Choay 2 viên, ít men tiêu hóa. Ngày hôm sau ta có thể cho ăn thóc bình thường. Khi gà khỏe lại ta mới cho ăn mồi bổ sung. Vì mồi rất khó tiêu hóa. Nếu thể trạng yếu gà có thể ko tiêu được hoặc bị đi ỉa.
Hướng dẫn chăm sóc gà sau khi vần bị sưng đầu, đau đớn
Khi gà đá về bị sưng đầu, đau đớn. Chân đi tập tễnh và không thể ăn được. Việc mớm cho gà ăn cũng trở nên khó khăn. Khi đi đá về ta ngâm chân cho gà. Lau gà nhẹ nhàng bằng khăn ấm. Thấm khô và quét rượu tan đòn. Bôi thuốc mỡ mắt. Tránh tình trạng gà bị dính mắt khi đi ngủ. Vậy gà đá xong cho uống thuốc gì?
Thuốc kháng sinh nội 250, 2 viên anphachoay chống phù nề. 1 gói men tiêu hóa. Cách khoảng 1,5h ta bơm cho 1 xi lanh nước cơm có hòa Olezon chống mất nước. Ngày hôm sau cho một mồi cơm, vài viên B1 giúp gà tiêu hóa tốt. Bơm nước có hòa Olezon chống mất nước. Cho uống 1 viên kháng sinh 250, 1 vien anphachoay chống phù nề.
Làm như vậy tối đa khoảng 4 hôm. Gà có thể bình phục dần và tự ăn. Ta cho ăn cơm trộn thóc (thóc trần qua nước sôi cho dễ tiêu hóa). Cho uống thêm thuốc bổ Philatop cho gà mau hồi phục.
Khi gà đã hồi phục đóng vảy đòn. Ta bôi chút nghệ kích thích mọc da non bong vảy. Vào nghệ thật mỏng. Để một lát phải ra nghệ ngay bằng nước ấm. Đến giai đoạn này thì công tác nuôi trở nên đơn giản.
Lưu ý trong quá trình nuôi hồi phục gà chiến
Khi gà đá trở về nếu bị phồng dập. Chúng ta phải trích máu tụ bên trong ra. (Có để dùng dao rạch một đường nhỏ và nặn hết máu tụ bên trong ra). Nhét một đoạn ống hút nhỏ vào, để qua đêm cho nước mô chảy ra. Hôm sau ta rút bỏ ống.
Khi đi chinh chiến về, dù gà bị thương tích nặng hay nhẹ. Thì trong 3 ngày đầu tiên ta không nên om nóng hay day xoa gì hết. Sẽ dẫn tới bị kén hoặc kén luồng. Chỉ om gà khi đã bình phục.
Khi đá về đặc biệt là mùa đông, gà cần nuôi kín gió và giữ ấm. (Có thể nuôi trong thùng kín có thắp bóng điện ấm). Để cách ly với gà khỏe tránh tiếng gáy.
Trong quá trình hồi phục. Mồi cho ăn là thịt bò trần hoặc nướng quá, cà chua, nho. Chỉ cho gà ăn thịt khi cơ thể đã khỏe mạnh. Vì lúc đó gà mới tiêu hóa được.
Trên đây là những chia sẻ về cách chăm sóc gà sau khi vần khi gà đá về bị sưng đầu và gà đá về đi tập tễnh. Hy vong anh em có thể áp dụng thành công. Chúc anh em hồi phục chiến kê một cách mau chóng và thuận lợi.