Bước vào cuộc đấu, bất cứ chú chiến kê nào cũng phải tung hết sức lực, cả thân thể và tinh thần đều hoạt động với cường độ cao để tung đòn, đánh và đỡ. Vì vậy, sau khi trải qua mỗi một trận đấu, chiến kê của bạn chắc chắn sẽ rơi vào trạng thái mất nhiều sức lực, mệt mỏi rệu rã, thậm chí bị thương từ nhẹ đến nặng. Vào lúc này, gà chọi vô cùng cần được nghỉ ngơi và các sư kê phải hết sức chú ý chăm sóc, chữa trị và dưỡng thương cho nó. Vậy sư kê cần phải chăm sóc như thế nào cho gà chọi sau khi đá về để chúng có thể lấy lại sức khỏe tốt nhất?
Những việc cần làm ngay cho gà chọi sau khi đá
Sau khi gà mới đi đá về cơ thể sẽ có nhiều đất, bụi bẩn và cả máu. Đi kèm với những vết thương do hai gà đá nhau gây ra. Có thể gà đá về bị sưng đầu, bầm tím. Vì thế nhiều người sợ gà đau không đụng vào gà. Khiến cho vết thương càng trở nên nặng hơn. Khi đó, bạn phải làm như sau:
- Dùng nước ẩm để lau sạch bụi bẩn, đất cát và máu trên mình, đầu và cổ gà.
- Tiếp tục dùng một chiếc lông gà sạch nhúng vào nước lạnh và vuốt ngược lông
- Dùng tay mở miệng rồi lùa cho lông gà vào sâu cổ họng. Để lấy đờm và chất bẩn. Làm lặp đi lặp lại. Cho đến khi sạch đờm và hết chất bẩn trong cổ gà thì dùng khăn lau sạch
- Cho gà ăn một mồi cơm nóng kết hợp với om bóp rượu cho gà. Đặc biệt là các vết bầm tím để cho gà mau lành. Không bóp rượu trực tiếp vào các vết thương hở khiến gà bị xót.
Cách chăm sóc trong trường hợp gà chọi bị thương nhẹ
Lưu ý là gà của bạn sau khi mới đi đá về thường sẽ rất mệt. Và dễ bị nhiễm lạnh, nhiệm bệnh. Đây chính là thời điểm mà gà thường dễ mắc các bệnh thường gặp. Và khó trị bệnh cho gà nhất. Nên bạn cần hết sức chú ý tới sức khỏe và các biểu hiện của gà. Để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó nhằm tái tạo lại da gà. Và giúp gà nhanh tan đòn. Chúng ta có thể dùng rượu để bớt nghệ cho gà vào ngày hôm sau. Ngày tiếp theo thì dùng nước ấm để ra nghệ cho gà chọi.
Ngoài việc sử lý vết thương. Lúc này chế độ ăn của gà cũng cần được nâng cao hơn. Không nên cho gà ăn các loại thức ăn thông thường. Mà nên cho gà ăn cơm và bổ sung B1, men tiêu hóa cho gà.
Cho gà uống thêm thuốc chống bệnh phù nề. Đến ngày hôm sau tùy vào tình trạng gà. Nếu gà khỏe hơn thì có thể cho gà ăn thóc. Sau đó, hãy để gà nghỉ ngơi. Và sử dụng bóng sưởi, quạt sưởi để làm ấm gà.
Tuyệt đối không để gà ổ chỗ nhiều gió, nhất là trong mùa đông. Vào mùa hè thì đừng quên để thêm một máng nước cạnh gà.
Cách chăm sóc trong trường hợp gà chọi bị thương nặng
Gà bị thương nặng nên việc chăm sóc cần đặc biệt chú ý và tỉ mẩn hơn gấp nhiều lần. Lúc này sư kê cần phải vệ sinh cho gà sạch sẽ. Để tránh các vết thương nhiễm trùng. Thoa cho gà chọi bằng thuốc tan đòn. Và bôi thuốc mỡ vào mắt để gà không bị mắc bệnh đau mắt.
Ngoài ra, vì không ăn được nên sư kê cần bổ sung dinh dưỡng và nước cho gà. Bao gồm 2 viên chống phù nề, thuốc kháng sinh nội 250, 1 gói men tiêu hóa. Khoảng 3 tiếng 1 lần, cần bơm nước cơm cùng viên chống mất nước Olezon cho gà uống.
Duy trì khoảng 4 ngày tùy theo tình trạng của gà chọi. Thì gà có thể hồi phục và có thể bắt đầu tự ăn được. Sau đó, sư kê bắt đầu cho gà ăn gạo đã chần nước sôi để gà đủ dinh dưỡng.
Có thể cho gà uống thêm thuốc bổ để gà nhanh lấy lại sức. Khi gà đã hồi phục và bắt đầu đóng vảy đòn. Thì sư kê cần vào nghệ cho gà chọi. Nhưng chỉ một lớp mỏng. Sau đó dùng nước ấm để ra nghệ cho gà. Theo như kiến thức gà chọi thì việc này giúp kích thích gà nhanh lên da non và bong vảy. Cũng như hồi phục sức khỏe được sớm hơn.
Bên cạnh đó chú ý giữ ấm cho gà. Che chắn chuồng trại và vệ sinh sạch sẽ. Vì thời gian này sức khỏe gà yếu dễ mắc các bệnh thông thường. Không nên cho gà ăn mồi ngay. Vì gà không tiêu hóa được. Nếu cho gà chọi ăn thì không những không giúp gà chọi nhanh lấy lại sức. Mà còn khiến gà bị bệnh ăn không tiêu.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các sư kê. Trong việc chăm sóc và bảo vệ gà chọi sau khi đá về được đúng cách nhất.
Xem thêm thông tin của mcgdds.com.