Cá rô phi là tên gọi chung của một nhóm cá nước ngọt thông thường, nhưng một số loài cũng có thể sống ở môi trường sống nước lợ hoặc nước mặn, chủ yếu ở sông, kênh, rạch, ao, hồ. Đây là một loài cá trong họ Cichlidae, gồm nhiều loài, có nguồn gốc từ châu Phi và Trung Đông. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở cá rô phi, cùng theo dõi nhé!
Một trong các yếu tố quan trọng để tăng năng suất nuôi thâm canh cá rô phi là quản lý tốt sức khỏe vật nuôi. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có điều kiện khí hậu ấm áp cho việc sản xuất cá rô phi theo hướng xuất khẩu nhưng đồng thời cũng là môi trường cho dịch bệnh phát triển.
Bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi
Nguyên nhân: Khuẩn dương tính gram (gram – positive bacterium)
Triệu chứng lâm sàng: Cá bị bệnh bơi chậm, không ăn, bộ phận cá bị bệnh nhãn cầu xuất huyết hoặc lồi ra, bệnh niến nội tạng trong nước.
Quy luật dịch bệnh: Thường phát sinh ở môi trường nhiệt độ cao dài ngày.
Phương pháp dự phòng: Trước khi thả nuôi phải tiêu độc ao triệt để, bảo đảm nhiệt độ nước thích hợp và chất nước tốt, trong thức ăn cho thêm lượng vitamin C, vitamin E hoặc thuốc miễn dịch.
Phương pháp trị liệu:
- Chlorine dioxide (100g/mẫu), sodium triechlorisocyanurate (250g/mẫu) tiêu độc ao.
- Polyketoniaode dùng 300g/mẫu xả toàn ao.
Bệnh nấm nước ở cá
Nguyên nhân: Khuẩn nấm nước. Nấm nước có hơn 10 loại, thường thấy là nấm nước và nấm tơ.
Triệu chứng lâm sàng: Khuẩn tơ xâm nhập vào vết thương và sinh trưởng từ trong ra ngoài, thành vật bám dạng sợi bông màu trắng tro. Cho đến khi thịt nát, gầy yếu mà chết.
Quy luật dịch bệnh: Nấm nước tồn tại rộng trong nước ngọt, thích ứng với nhiệt độ, từ 5 đến 25 độ C, nhưng phát sinh khi nhiệt độ nước tương đối thấp. Bệnh do thân cá bị thương là nguyên nhân chủ yếu phát sinh bệnh. Sau khi kéo lưới, tách lồng lưới, vận chuyển gây ra. Bệnh nấm nước nguy hại trứng cá trong khi trứng nở và cá giống, cá lớn mà bề ngoài thân cá có vết thương.
Phương pháp dự phòng:
- Khi thao tác phải chú ý, cố gắng tránh làm cho thân cá bị thương.
- Nuôi mật độ hợp lý, khống chế thích đáng mật độ nuôi.
- Trước khi thả cá giống xuống ao, dùng dung dịch nước muối nồng độ 3 – 5% tiêu độc.
- Trước khi trứng thụ tinh nở phải tiêu độc, nhiệt độ nước khống chế ở 26 – 28 độ C. Trong quá trình trứng nở phải tiến hành tiêu độc lại lần nữa đối với trứng đã thụ tinh.
Phương pháp trị liệu:
- Muốn ăn (400g/mét khối) + sodium bicarbonate (400g/mét khối) hoà đều ngâm cá 24 giờ, cũng có thể dùng nồng độ này xả toàn ao.
- Methylane blue xả toàn ao, nồng độ 1 – 2g/mét khối.
Bệnh ký sinh trùng
Nguyên nhân: Trùng bánh xe và trùng bánh xe nhỏ.
Triệu chứng lâm sàng: Ký sinh ở trên mang, da, lỗ mũi, bàng quang và niệu quản. Khi lây nhiễm nghiêm trọng, cá bột, cá giống không ăn, có thể làm tăng niêm dịch chỗ ký sinh, hình thành lớp niêm dịch. Bên ngoài thân, trên mang bẩn, tia mang sưng xung huyết.
Quy luật dịch bệnh: Giống bệnh trùng bánh xe ở cá chạch.
Phương pháp dự phòng:
- Dùng vôi bột tẩy trùng ao nuôi.
- Định kỳ dùng vôi bột xả toàn ao, nâng cao trị số pH của nước, cải thiện chất nước.
- Phương pháp trị liệu: Giống bệnh trùng bánh xe ở cá chạch.
Bệnh viêm ruột
Tác nhân gây bệnh ở cá rô phi
- Vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Gram âm.
Dấu hiệu bệnh lý
- Tương tự bệnh xuất huyết do cầu khuẩn Streptococcus sp. Bệnh tích điển hình ruột trương to,chứa đầy hơi.
Phân bố và lan truyền bệnh ở cá rô phi
- Thường gặp ở cá rô phi nuôi thương phẩm và cá bố mẹ nuôi sinh sản khi môi trường nuôi bị ô nhiễm, đặc biệt là thức ăn không đảm bảo chất lượng, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.
Phòng trị bệnh ở cá rô phi
- Dùng một số kháng sinh cho cá ăn như Erythromyxin hoặc Oxytetramyxin, liều dùng 10 – 12 gr/ 100 kg cá/ngày đầu, từ ngày thứ 2 – 7 liều bằng 1/2 ngày đầu; thuốc KN-04-12.
>>> Tham khảo thêm những bài viết về nông nghiệp khác tại đây.