Bệnh cầu trùng là một trong những loại bệnh thường gặp trên đàn gà, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi của chủ trại. Bệnh này rất dễ lây truyền qua đường tiêu hóa, các noãn bào mang bệnh có khả năng sinh sản cực nhanh. Khi gà có triệu chứng như xù lông, chậm chạp, phân đỏ thì khả năng cao là đã bị mắc bệnh cầu trùng. Bệnh này đã có thuốc kháng sinh điều trị nhưng việc phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn là chữa bệnh. Cho nên các chủ trại nên có kiến thức về căn bệnh này để biết cách phòng tránh cho đàn gà nhé.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh
Bệnh lan truyền do gà ăn phải thức ăn, uống nước có lẫn các noãn bào. Bệnh dễ lây truyền từ chuồng này sang chuồng khác, nơi này sang nơi khác do con người, súc vật… Vô tình mang các noãn bào này đi xa. Tốc độ sinh sản nhanh của các cầu trùng khiến bệnh dễ bộc phát.
Bệnh cầu trùng thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ. Gà phát triển chậm, yếu, dễ bị bội nhiễm các bệnh khác. Mức độ gây bệnh tùy thuộc vào phương thức nuôi, nuôi trên sàn lưới ít mắc bệnh hơn nuôi trên nền.
Triệu chứng: Gà ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có máu tươi. Gà đẻ vỏ trứng mỏng, tỷ lệ đẻ giảm. Bệnh tích: Manh tràng sưng to, chân đầy máu. Ruột sưng to. Trong đường tiêu hóa có dịch nhầy và máu.
Cách phòng bệnh cầu trùng ở gà
Trước hết, cần thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh. Chuồng trại phải thông thoáng không bị lạnh hoặc quá nóng. Nền chuồng phải có lớp độn chuồng hút ẩm, luôn khô ráo; thường xuyên vệ sinh, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh thú y tránh nhiễm mầm bệnh từ nền chuồng. Sau mỗi đợt nuôi phải quét dọn vệ sinh, ủ phân gà với vôi bột để diệt mầm bệnh trước khi sử dụng. Nếu nuôi gà thả vườn, cần lưu ý giữ vệ sinh khu vực chăn thả, có thể rải một lớp cát trên sân.
Ðịnh kỳ phun khử trùng tiêu độc chuồng trại môi trường chăn nuôi bằng một trong các loại hóa chất sau: Han-IODINE, BENKOCID, BIO-IODINE…
Phòng bệnh bằng vaccine và thuốc: Sử dụng vaccine nhược độc phòng bệnh cầu trùng đa giá ở gà (do Công ty Cổ phần thuốc Thú y Trung ương 1 sản xuất). Sau chủng ngừa 14 ngày, gà bắt đầu sản sinh miễn dịch, khả năng miễn dịch kéo dài đến thời điểm gà xuất chuồng. Ðể sử dụng vaccine, người chăn nuôi có thể hòa vào nước hoặc trộn chung với thức ăn. Thường xuyên bổ sung vào thức ăn, nước uống các loại B-Complex; các chất điện giải để tăng sức đề kháng của gà.
Điều trị bệnh
Bệnh cầu trùng do ký sinh trùng gây ra nên có thể sử dụng kháng sinh để điều trị. Một số kháng sinh đang cho hiệu quả điều trị cao như: Toltrazuzin, Amprodium, Mono sunfadiazin… Cùng đó, cần kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng tốt và bổ sung chất điện giải, Vitamin K, ADE B. Complex để tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi bệnh. Tách riêng gà bệnh để chăm sóc và tiến hành sát trùng chuồng trại 2 – 3 ngày 1 lần trong suốt thời gian có bệnh.
Bạn có thể xem thêm các kiến thức về nông nghiệp trên trang mcgdds.com.