Bệnh tụ huyết trùng xảy ra trên tất cả những loài gia cầm. Bệnh phát triển theo mùa, mùa mưa bệnh phát triển nhiều hơn là mùa nắng. Vi khuẩn có sẵn trong niêm mạc đường hô hấp của loài vịt, khi điều kiện môi trường thay đổi như: khí hậu biến đổi đột ngột, độ ẩm không khí tăng hay chất lượng thức ăn không đảm bảo, nhốt vịt với mật độ quá cao … làm giảm đi sức đề kháng của vịt. Khi đó mầm bệnh sẽ có thể phát triển gây bệnh. Nơi tập trung gia cầm càng nhiều thì bệnh sẽ phát ra càng mạnh.
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng
Bệnh do trực khuẩn thuộc họ Pasteurella gây ra, gây bệnh cho gia cầm là do Pasteurella aviseptica. Trực khuẩn này có nhiều ở phổi, gan, lách, hạch lâm ba. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua thức ăn, nước uống, sự xâm nhập dễ dàng nếu niêm mạc có vết thương.
Nhiều khi bệnh không xảy ra do lây lan mà là tự phát, đó là do gia cầm khỏe có mang sẵn vi khuẩn Pasteurella trong cơ thể, rồi chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh hay các biến đổi vể sức khỏe bên trong cơ thể – làm giảm sức đề kháng, vi khuẩn cùng với ký sinh trùng trong cơ thể sẽ tăng độc lực và gây ra bệnh.
Ngoại cảnh ảnh hưởng xấu đến quá trình gây bệnh thường là do điều kiện dinh dưỡng kém (thức ăn thiếu về số lượng và kém chất lượng), điều kiện vệ sinh chăm sóc kém, các cơn gió lạnh đầu mùa cũng có thể làm dịch phát ra. Cũng có thể do vận chuyển, do chuồng nuôi quá chật hẹp, ao tù nước đọng. Những đàn vịt đẻ cuối vụ sức khỏe yếu (do hoạt động của buồng trứng tăng cường quá mức) hiện tượng vịt thay lông và bệnh ký sinh trùng đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của vịt đẻ.
Triệu chứng của bệnh
Tùy theo trạng thái cơ thể, điều kiện nuôi dưỡng, độc lực vi khuẩn mà bệnh diễn tiến trong các ổ dịch khác nhau.
Thể mạn tính
Vịt chết đột ngột thường là vào ban đêm. Có con ăn ít, ủ rũ, mỏ chảy nước, có nhờn và bọt, thân nhiệt tăng 43 oC, phân màu xám vàng hoặc xanh đôi khi có lẫn máu. Khi chết da tím bầm, mào tím tái, đôi khi thấy máu đỏ tươi ra từ mũi và hậu môn. Ở vịt đẻ có thể bại chân, vỡ trứng và chết.
Thể mạn tính
Vịt bỏ ăn, ủ rũ, tách đàn. Nước mũi chảy, lông xù. Phân đôi khi có máu, màu xám vàng hoặc xanh .
Thể cấp tính bệnh khá phổ biến
Thể cấp tính bệnh khá phổ biến, vịt ủ rủ, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp. Mũi, miệng chảy ra nước nhớt, sủi bọt lẫn máu màu đỏ sẫm. Giữa thời kỳ bệnh vịt có thể ỉa chảy, phân loãng đen xám, xanh hoặc vàng. Vịt ngày càng khó thở, mặt tụ máu, không có triệu chứng thần kinh, bại liệt. Con vật thường chết sau vài ba ngày do ngạt thở.
Hậu quả do bệnh tụ huyết trùng gây nên
- Khi vịt chết ta thấy ngoài da và trong thịt tím bầm do máu bị tụ lại. Bao tim có nước màu vàng nhạt, mỡ vành tim, mỡ vành bụng, màng treo ruột xuất huyết. Ruột bị viêm, niêm mạc có tụ huyết màu tím, đôi khi có xuất huyết nhất là ở trực tràng.
- Gan bị thoái hóa màu vàng, có những ổ hoại tử màu trắng.
- Bệnh quá cấp gan bị bể tạo thành những đám xuất huyết, những cục huyết màu đỏ nằm trong xoang bụng, gan có những đốm hoại tử lấm tấm trắng.
- Lách bình thường, đôi khi hơi sưng và xuất huyết. Phổi bị xuất huyết, tụ huyết, có màu tím đen, màng phổi bị viêm dính vào lồng ngực.
- Ở bệnh mạn tính vịt gầy ốm, khớp bị sưng do vi khuẩn tập trung ở khớp, đôi khi có mủ. Trứng bị méo mó, buồng trứng bị vỡ, mạch máu ở buồng trứng bị sưng , có màu đỏ.
Cách phòng bệnh cho vịt
Tiêm vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng cho vịt từ 2 tháng tuổi trở lên. Cho vịt ăn uống đầy đủ nhất là đầu mùa mưa và lúc trời trở lạnh. Có thể phòng bệnh bằng kháng sinh trộn vào thức ăn nước uống như:
Hamcoli-forte: Liều 1 g/ kg thức ăn
Genta-costrim: Liều 1g/ kg thức ăn
Định kì phun thuốc sát trùng chuồng trại bằng các thuốc Han-Iodine 10%, Hankon hoặc Hanmid. Diệt các vật chủ trung gian như: ruồi, muỗi, kiến, gián …. bằng Hantox-200.
Bổ sung thường xuyên vào thức ăn nước uống các chất vitamin nhằm nâng cao sức đề kháng cho vịt như Hantophan, Hanminvit-Super, B-Compvit, Hangoodway, Han-Eggplus….
Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng
Sử dụng một trong các kháng sinh sau:
Thuốc tiêm:
Hanoxylin LA, Hanstapen liều 1ml/10kgTT tiêm bắp hoặc Linspec 5/10, Lincogen, TiaKC, Hangentylo, Hansuvil 50 liều 1ml/3-5kgTT, Ampikana, Penicillin+steptomycin liều 1g/15-20kgTT, ngày 2 lần…, liên tục 3-5 ngày.
Thuốc uống :
Hamcoli forte, Genta-costrim: 5g/ 2 lít nước hoặc trộn với 1 kg thức ăn.
Hoặc Hantril -100, liều 2ml/ 1lít nước uống , dùng liên tục 3-5 ngày.
Tiêm thêm kháng thể Hanvet K.T.V nhằm phòng bệnh kế phát do virus, kết hợp nâng cao sức đề kháng cho vịt bằng cách bổ sung các loại thuốc bổ như Hantophan, B-Complex, B-Comvit, Han LyteC….
Dùng vôi bột, thuốc sát trùng Han-Iodine 10%, Hankon …. tẩy uế chuồng trại.
Xem thêm những bài viết khác tại đây.