Trong chăn nuôi, nuôi gà là 1 mô hình chăn nuôi phổ biến nhất. Với số vốn đầu tư không quá cao, cộng với việc chăm sóc không khó như các loại vật khác. Nên gà thường được người nông dân lựa chọn để đầu tư chăn nuôi sinh lợi. Ngoài những mô hình chăn nuôi gà truyền thống để lấy thịt, trứng, ngày nay khá nhiều người lựa chọn đầu tư nuôi gà chọi. Gà chọi mang lại lợi ích kinh tế cao và đặc trưng thịt gà chọi cực kỳ thơm ngon và được ưa chuộng. Nhưng gà vốn là loại gia cầm yếu, dễ mắc các loại bệnh thường gặp do điều kiện thời tiết hoặc do virus, vi khuẩn xâm nhập. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh ở gà chọi dễ lây lan nhanh và có thể phải tiêu hủy cả đàn gà.
Dịch tả (Newcastle) và gà bị tụ huyết trùng
Bệnh dịch tả là căn bệnh do virus Paramyxovirus serotype gây ra. Có khả năng lây lan rất nhanh qua đường hô hấp và tiêu hóa. Bệnh dịch tả có thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày. Tùy theo điều kiện tự nhiên. Triệu chứng của bệnh dịch tả. Gà xù lông, bỏ ăn, gục đầu. Tình trạng lờ đờ, khó thở, ho, cơ thể sụp rất nhanh. Phân lỏng màu xanh có lẫn máu. Mặt sung, mào tím tái. Ở giai đoạn nặng có thể bị liệt chân, cánh, đầu ngoẹo. Tuy là một loại bệnh thường gặp ở gà chọi. Nhưng bệnh dịch tả lại chưa có thuốc đặc trị. Cách duy nhất ở đây là sử dụng vacxin phòng bệnh. Kết hợp với việc vệ sinh, khử trùng chuồng trại, sân chơi của gà theo định kỳ.
Để tránh bệnh lây lan từ các cá thể hoang dã như chim trời, chuột mang mầm bệnh. Loại bệnh thường xuyên xuất hiện khi giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Khiến cơ thể gà không thể thích ứng được. Biểu hiện của bệnh tụ huyết trùng là gà xù long. Miệng chảy ra nhiều nhớt có lẫn thêm bọt khí và máu, khó thở, mào tím tái. Phương pháp điều trị bệnh tụ huyết trùng. Sử dụng vacxin Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin. Bổ sung điện giải, vitamin C để tăng cường đề kháng. Kết hợp vệ sinh, khử trùng chuồng trại.
Bệnh viêm phế quản và đậu gà
Bệnh liên quan đến hô hấp do virus Coronaviridae gây ra. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm: Gà khò khè, hắt hơi, kém ăn, lông cách xơ xác rất dễ nhận ra. Thời gian ủ bệnh viêm phế quản chỉ từ 18-36 giờ. Là đã biếu hiện thể trạng gà bệnh một cách rõ rệt. Cách điều trị bệnh viêm phế quản. Bệnh thường gặp ở gà chọi – viêm phế quản này chưa có thuốc điều trị. Do vậy cần phải phòng bệnh theo cách sau: Sử dụng vacxin Brial H120 để phòng bệnh. Cách ly gà bệnh khi phát hiện biểu hiện để tránh lây lan. Sử dụng chế phẩm Antivirus-FMB hoặc Pividine để sát trùng chuồng trại. Bổ sungAmilyte vào nước uống để tăng sức đề kháng.
Nhận dạng bệnh đậu gà rất dễ. Do có nhiều mụn có kích thước bằng hạt đậu. Thường mọc ở các vị trí như đầu, miệng, mồng, thậm chí cả mắt. Khiến cho việc ăn uống, quan sát của gà trở nên khó khăn và đau đớn hơn rất nhiều. Ảnh hưởng rất lớn đến thể trạng và sức khỏe của gà đá. Cách điều trị đặc hiệu cho bệnh đậu gà. Làm sạch vết thương do mụn đậu gây ra bằng nước muối loãng. Thoa dung dịch Xanhmetylen 1% lên các vị trí nổi đậu. Sử dụng Lugol 1% cho các vết loét ở vùng miệng. và thuốc nhỏ mắt nếu gà bị đau mắt. Bổ sung vitamin A cho các cá thể mắc bệnh đậu. Đốt chất thải của gà. Phun khử trùng thường xuyên trong suốt thời gian gà bị bệnh.
Cúm gia cầm là bệnh thường gặp ở gà chọi
Bệnh cúm gia cầm là một trong những bệnh thường gặp ở gà chọi cũng như gà thường. Với tốc độ lây lan nhanh đến chóng mặt. Và gây ra thiệt hại lớn cho người nuôi gà. Triệu chứng của bệnh cúm gia cầm. Gà sốt cao, uống nhiều nước. Mào thâm tím, có trạng thái tụt mào hoặc xoăn lại. Đầu mặt bị sưng phù, khó thở, miệng há hốc. Phân xanh, vàng có lẫn máu. Chân gà bị xuất huyết.
Cách tốt nhất để điều trị bệnh là phòng bệnh bằng các loại vacxin. Còn nếu phát hiện đàn gà đã mắc bệnh cúm thì phải tiêu hủy ngay. Để tránh lây lan sang các đàn gà khác. Trên đây chính là 6 loại bệnh thường gặp ở gà chọi. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gà. Vì vậy, các sư kê cần quan sát tình trạng của gà. Để có cách khắc phục sớm và nhanh nhất, vừa hiệu quả. Mà lại tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị.