Nếu bạn là người yêu thích gà chọi và đam mê bộ môn chọi gà, muốn tậu cho mình những chú gà nòi nhưng kinh phí eo hẹp. Thì việc lựa chọn nuôi gà chọi con lại khá phù hợp và tiết kiệm kinh phí. Thế nhưng, nuôi gà bình thường đã không đơn giản, nuôi gà chọi còn đòi hỏi nắm bắt nhiều kỹ thuật thú y hơn rất nhiều. Vì khi gà còn bé, hệ tiêu hóa và đề kháng rất non yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công và mắc bệnh. Và tỷ lệ gà con nhiễm bệnh tử vong cao hơn gà lớn rất nhiều. Đừng bỏ qua bài viết này vì nó có chứa những kiến thức giúp bạn biết về các loại bệnh phổ biến gà thường gặp phải. Từ đó có cách phòng tránh để có đàn gà con khỏe mạnh.
Bệnh bạch lỵ – Bệnh phổ biến thường gặp ở gà con
Gà con có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Một khi mắc bệnh thường thì tỷ lệ tử vong ở gà con là rất cao. Bởi vậy, sư kê nên biết các nhận biết. Cũng như chữa trị các bệnh thường gặp ở gà con. Như vậy có thể giảm thiểu tổn thất kinh tế cho chủ chăn nuôi. Gà con từ 4 tuần tuổi trở xuống có sức đề kháng kém. Các bệnh thường gặp ở gà con như bệnh bạch lỵ, bệnh Gumboro, bệnh cầu trùng, … Đều nguy hiểm và gây tỷ lệ chết cao. Sau đây là cách nhận biết và điều trị một số loại bệnh. Gà con rất dễ mắc bệnh bạch lỵ. Đây là căn bệnh có mức độ lây nhiễm cao.
Tỷ lệ gà chết khi nhiễm bệnh từ 90%. Nên cần người nuôi nhận biết và điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh bạch lỵ lây qua đường tiêu hóa và hô hấp. Gà con mắc bệnh sẽ có hiểu hiện từ lúc mới nở đến 2 tuần tuổi. Gà mắc bệnh thường ủ rũ, ít vận động, bỏ ăn, tiêu chảy, uống nhiều nước. Rõ ràng nhất là phân gà có lẫn bọt trắng, có máu bết quanh hậu môn. Ngày đầu không cho gà ăn. Mà thay vào đó là cho uống nước pha vitamin C 1g/ 1 lít. Ngày 2-5, sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu. Như: tấm trộn tỏi băm nhuyễn hoặc cám công nghiệp. Sử dụng kháng sinh Ampicoli hay Enrocolistin cho gà uống liên tục 5 ngày. Bổ sung điện giải B-Complex để tăng cường sức đề kháng.
Bệnh Gumboro và bệnh cầu trùng
Đây là một trong cách bệnh thường gặp ở gà chọi con. Bệnh Gumboro hiện chưa có vacxin điều trị triệt để. Triệu chứng của bệnh Gumboro khá đặc trưng. Giúp cho người chăn nuôi phân biệt được dễ dàng hơn rất nhiều. Bệnh Gumboro lây lan nhanh, có tỷ lệ tử vong cao. Chỉ cần người chăn nuôi sơ suất trong vấn đề chăm sóc. Cũng khiến cho đàn gà mắc bệnh và chết hàng loạt. Gà bệnh có triệu chứng mổ cắn nhau ở vùng hậu môn, nhảy lung tung. Sau đó thì giảm hoặc bỏ ăn, diều đầy hơi, đi ngoài phân loãng trắng. Bệnh Gumboro thì chưa có thuốc kháng sinh điều trị dứt điểm.
Mà thay vào đó là các biện pháp phòng tránh. Và một số loại kháng sinh trợ lực và cầm máu để tăng cường sức đề kháng. Bệnh cầu trùng có tỷ lệ lây lan và tử vong rất cao. Gà chọi con từ 20 – 30 ngày tuổi rất dễ mắc bệnh cầu trùng. Triệu chứng của gà bệnh thường là bỏ ăn ủ rũ, đầu ngoẹo, đi đứng không vững. Phân ban đầu có màu xanh sau chuyển dần sang màu nâu lần máu. Cách duy nhất là sử dụng kháng sinh để trị bệnh. Đối với gà con sẽ dùng Bio – Antico trộn vào thức ăn. Hoặc nước uống cho gà trong 3 – 5 ngày liên tiếp. Ngoài ra kết hợp với vitamin K hoặc các vitamin nhóm B cho gà.
Cách phòng tránh
Để phòng tránh các bệnh phổ biến hay gặp ở gà chọi con. Thì yêu cầu người chăn nuôi cần chú ý những điều sau. Chuẩn bị chuồng úm đúng kỹ thuật. Dọn dẹp, khử trùng, thay đệm lót thường xuyên. Chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng úm. Giảm thiểu các bệnh gà chọi con thường gặp trong chuồng úm như cảm cúm, khò khè… Đảm bảo thức ăn, nước uống được sạch sẽ. và có bổ sung điện giải để tăng cường sức đề kháng. Tiêm vacxin hoặc cho gà uống thuốc theo định kỳ. Để phòng trừ các bệnh của gà con, gà trưởng thành. Cách bệnh thường gặp ở gà con thường gây thiệt hại lớn cho đàn gà. Người chăn nuôi cần lưu ý chăm sóc và phòng bệnh cho đàn gà để tránh những tổn thất không đáng có.
Xem thêm tại đây.