Trong quá trình chăn nuôi gà nói chung và gà chọi nói riêng, nếu được hỏi căn bệnh nào ở gà khiến người chăn nuôi ám ảnh nhất, có lẽ 100% câu trả lời là bệnh Ecoli. Đây là 1 trong những căn bệnh truyền nhiễm và lây lan với tốc độ chóng mặt. Khi xảy ra bệnh, tỷ lệ gà tử vong rất cao. Khuẩn Ecoli là 1 trong những loại vi khuẩn gây ra bệnh đường ruột nguy hiểm nhất. Triệu chứng là gà sẽ bỏ ăn, bị tiêu chảy không ngừng và chết hàng loạt. Và gà đã bị bệnh thường rất khó chữa và phải tiêu hủy hàng loạt. Với những vùng hay bị lũ ngập lụt thì bệnh này diễn ra trên gà phổ biến hơn. Cách tốt nhất là cho gà chích vắc xin và uống thuốc phòng định kỳ.
Nguyên nhân gây bệnh Ecoli ở gà
E.coli là một loại vi khuẩn gây bệnh về đường ruột cho gia súc, gia cầm. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm, gây hậu quả nghiêm trọng cho đàn vật nuôi. Đó là lý do vì sao người chăn nuôi nên nắm bắt được những kiến thức cơ bản về bệnh Ecoli. Hãy theo dõi bài viết sau. Để nắm được những kiến thức cơ bản về căn bệnh Ecoli ở gà. Cũng như biết cách chữa và phòng tránh bệnh hiệu quả. Bệnh Ecoli ở gà do vi khuẩn E.coli gây ra. Ecoli là vi khuẩn gram âm, có nhiều chủng, và đặc biệt vi khuẩn có độc tố. Chúng gây nhiều bệnh trên gia cầm như viêm đường tiêu hóa, đường hô hấp. Nhiễm trùng huyết, viêm tụ tế bào bạch cầu, viêm màng bụng, viêm vòi trứng, viêm khớp…
Một khi mắc bệnh Ecoli thì tỷ lệ gia cầm chết là rất lớn. Vì vậy, căn bệnh này gây tổn thất lớn trong nghề chăn nuôi gia cầm. Bệnh Ecoli có nhiều con đường để lây truyền. Bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường hô hấp. Hoặc thông qua tiếp xúc với thức ăn, nước uống, phân. Hay dụng cụ chăn nuôi có mang mầm bệnh. Bệnh cũng có thể lây nhiễm theo chiều dọc. Cụ thể là khi gà mái đẻ nhiễm vi khuẩn Ecoli trong ống dẫn trứng. Lây truyền qua trứng vào phôi. Và có sẵn trong cơ thể gà con khi nở ra. Các biểu hiện bệnh thường thấy chủ yếu giai đoạn 2 – 10 ngày đầu sau nở.
Triệu chứng và cách chữa
Có một điều gây khó khăn trong phát hiện bệnh kịp thời. Là dấu hiệu bệnh không rõ ràng. Lúc đầu mắc bệnh, gà có thể bị sốt nhưng sau lại giảm dần. Một vài dấu hiệu không đặc hiệu khác. Như: xù lông, xệ cánh, ăn kém, mào thâm xám, ít vận động. Những dấu hiệu ban đầu này thường dễ bị người nuôi bỏ qua. Khiến bệnh thêm trầm trọng hơn. Khi bị nặng, gia cầm sinh tiêu chảy, phân loãng, vàng, xanh lẫn nhiều bọt khí. Gà sẽ bị khó thở, nhịp thở tăng, tỷ lệ chết tăng dần. Và chết nhiều ở giai đoạn 2 – 15 ngày tuổi, sau 5 – 7 ngày phát bệnh. Gà mái đẻ bị bệnh thường giảm ăn, giảm đẻ, gầy ốm và kèm theo chứng phân sáp đen…
Để chữa bệnh Ecoli. Người nuôi có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Colistin, Kanamycin, Gentamycin, Norfloxacine… Có hai dạng tiêm và uống để người nuôi lựa chọn. Trong quá trình chữa trị, người nuôi có thể bổ sung các loại thuốc tăng cường sức khỏe cho gà. Cũng có trường hợp nhờn thuốc kháng sinh. Nên người nuôi cần đặc biệt lưu ý trong quá trình điều trị. Giữ vệ sinh chuồng trại luôn là cách phòng bệnh quan trọng và hữu hiệu nhất. Ngoài ra, nên định kỳ 1 lần/tuần sát trùng khu chăn nuôi. Bằng 1 số thuốc sát trùng có tính an toàn cao không gây độc cho gà.
Lời kết
Hiện nay bệnh E.coli đã có vacxin phòng bệnh. Vì thế người nuôi có thể bổ sung mũi tiêm phòng bệnh cho gà. Cũng như định kì bổ sung vitamin, thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Bệnh E.coli ở gà là một trong những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vì vậy, người nuôi nên biết cách phòng tránh bệnh cho gà để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Xem thêm tin liên quan tại đây.