• Các bệnh ở gà chọi
  • Các bệnh ở gà thịt
  • Các bệnh ở gia cầm
  • Các bệnh ở thuỷ sản
  • Phương pháp phòng bệnh
No Result
View All Result
Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
Nông Nghiệp 247
Advertisement
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
No Result
View All Result
Nông Nghiệp
No Result
View All Result
Home Kỹ thuật chăn nuôi Chăn nuôi gà thịt

Áp dụng chuẩn VietGAP vào mô hình nuôi gà sinh sản

Lê Vinh by Lê Vinh
20/10/2021
in Chăn nuôi gà thịt, Kỹ thuật chăn nuôi
0
Áp dụng chuẩn VietGAP vào mô hình nuôi gà sinh sản
Áp dụng chuẩn VietGAP vào mô hình nuôi gà sinh sản

Áp dụng chuẩn VietGAP vào mô hình nuôi gà sinh sản

Mô hình VietGAP cho thấy hiệu quả khá to lớn trong vai trò nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Mô hình nuôi gà sinh sản theo chuẩn VietGAP đang rất được bà con quan tâm, thực hành. Nhiều nơi, các hộ đã mạnh dạn đầu tư và thu về nguồn lợi lớn, bền vững. Hiện nay các giống gà sinh sản được chọn nuôi cũng khá đa dạng. Trong đó có thể kể đến một số giống như: Gà Ri, gà Ai Cập, gà Brown Nick, gà Gold-line. Những giống gà này cho thấy thế mạnh trong sinh trưởng và sinh sản. Cùng với đó chúng cũng chống chịu rất tốt với môi trường. Hôm nay mcgdds.com xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Áp dụng chuẩn VietGAP vào mô hình nuôi gà sinh sản’.

Mục Lục

  • Tìm hiểu các yêu cầu trong Quy trình VietGAP
  • Giống gà sinh sản phù hợp tiêu chuẩn VietGAP
  • Chọn gà giống, chuồng trại và mật độ
  • Thức ăn cho giống gà sinh sản
  • Chăm sóc gà
  • Phòng chống chống bệnh cho gà sinh sản

Tìm hiểu các yêu cầu trong Quy trình VietGAP

Khi chăn nuôi theo quy trình VIETGAP chăn nuôi ban hành theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN các trang trại nuôi và người nuôi cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 ĐÚNG”, cụ thể:

  • Đúng điều kiện vệ sinh: Đây là một yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi, các trang trại nuôi cần có đầy đủ các trang thiết bị vệ sinh, tiêu độc, khử trùng cũng như các quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong quá trình nuôi để đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập, lây lan, cũng như tiêu diệt các mầm bệnh.
  • Đúng loại: Nghĩa là loại thuốc thú y, kháng sinh, vắc xin và thức ăn sử dụng trong chăn nuôi phải trong danh mục được phép sử dụng, được phép lưu hành, không sử dụng các loại bị cấm sử dụng hoặc sử dụng không đúng đối tượng cho vật nuôi;
Tìm hiểu các yêu cầu trong Quy trình VietGAP
Tìm hiểu các yêu cầu trong Quy trình VietGAP
  • Đúng cách: Nghĩa là việc sử dụng vắc xin, kháng sinh, thuốc thú y phải theo đúng liều lượng và đúng lúc. Việc sử dụng kháng sinh, thuốc cần theo hướng dẫn của kỹ sư chăn nuôi thú y và của nhà sản xuất và sử sụng theo đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh động vật.
  • Đúng thời gian cách ly: Nghĩa là ở thời điểm thu hoạch vật nuôi thương phẩm (bán lấy thịt/sữa) phải đảm bảo thời gian cách ly vật nuôi không sử dụng thuốc thú y hoặc kháng sinh (ví dụ: thời gian cách ly 14 ngày mới được phép bán) để đảm bảo không còn tồn dư dư lượng kháng sinh hoặc thuốc thú y trên sản phẩm vật nuôi cho người ăn (thịt/sữa).

Giống gà sinh sản phù hợp tiêu chuẩn VietGAP

  • Gà Ri: Phổ biến nhất ở miền Bắc, miền Trung (miền Nam ít hơn). Gà có màu lông đa dạng. Thân hình nhỏ bé, chân thấp. Trọng lượng trưởng thành của con mái đạt 1,2 – 1,4 kg, con trống đạt 1,5 – 2 kg. Khối lượng cơ thể lúc mới nở là 28 g. Ðây là giống phát dục sớm, 4 – 4,5 tháng gà đã bắt đầu đẻ. Sản lượng trứng đạt 140 – 160 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 40 – 45 g, tỷ lệ trứng có phôi đạt 89 – 90%.
  • Gà Ai Cập: Có tầm vóc trung bình, chân cao, rất nhanh nhẹn, bộ lông đen đốm trắng, chân chì. Gà trưởng thành có trọng lượng trung bình mỗi con khoảng 1 – 1,5 kg. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 140 – 150 ngày tuổi, gà cho sản lượng trứng khoảng 220 – 250 quả/mái/năm
  • Gà Brown Nick (braonic): Lúc mới nở gà trống có lông màu trắng, gà mái màu nâu có 2 sọc ở lưng. Khối lượng mới nở 36 g/con, trưởng thành 1,8 kg/con. Bắt đầu đẻ lúc 18 tuần tuổi. Sản lượng trứng 305 – 325 quả/56 tuần. Khối lượng trứng 62 – 64 g/quả.
  • Gà Gold-line: Có nguồn gốc từ Hà Lan. Con mái có lông màu nâu, con trống màu trắng nên có ý nghĩa trong việc chọn trống mái ngay từ khi gà con mới nở. Gà 20 tuần tuổi có khối lượng cơ thể là 1670 g, khi loại thải, gà mái nặng 2,1 – 2,3 kg. Gà Gold-line bắt đầu đẻ lúc 20 tuần tuổi. Năng suất trứng 250 – 300 trứng/năm, khối lượng trứng trung bình 55 – 65 g/quả.

Chọn gà giống, chuồng trại và mật độ

Cần dựa vào ngoại hình của gà sinh sản, các đặc điểm biểu hiện gà tốt như: Khối lượng lớn; Lông bông, tơi xốp; Bụng thon, nhẹ, rốn kín, cánh áp sát vào thân; Mắt to, sáng; Chân cứng cáp, không dị tật, đi lại bình thường.

Chọn gà giống, chuồng trại và mật độ 
Chọn gà giống, chuồng trại và mật độ

Chọn nơi đất cao, tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho thoát nước tự chảy, vị trí thoáng mát, đi lại thuận tiện. Cách biệt với nơi ở và nguồn nước sinh hoạt của con người. Khu nuôi cách ly, xử lý phân, rác thải cần cách biệt với chuồng nuôi chính. Chuồng xây theo hướng Nam là tốt nhất (tận dụng ánh sáng làm khô chất độn và thông thoáng khí). Phải có hố sát trùng trước khi vào khu chuồng và có biển báo quy định với khách thăm quan.

Mật độ nuôi bình quân cho gà theo lứa tuổi khác nhau:

  • 1 – 4 tuần tuổi: Nuôi lồng: 30 – 40 con/m2; Nuôi nền có độn chuồng từ 15 – 20 con/m2.
  • 5 – 8 tuần tuổi: 10 – 15 con/m2.
  • Gà hậu bị: 8 – 10 con/m2.
  • Gà đẻ: 3 – 4 con/m2.

Thức ăn cho giống gà sinh sản

Gà sinh sản mới đưa vào chuồng không nên cho ăn ngay. Nên cho uống nước pha Vitamin C 500 mg/lít. Cho gà ăn tự do 4 – 5 lần/ngày. Gà 5 – 8 tuần tuổi: Khẩu phần ăn đảm bảo 35 – 50 g/con/ngày; Gà 9 – 16 tuần tuổi: 45 – 65 g/con/ngày; 17 – 20 tuần tuổi: 70 – 80 g/con/ngày, cho ăn 2 – 3 lần/ngày.

Gà đẻ, khẩu phần ăn đảm bảo 115 – 120 g/ con/ ngày. Khi đàn gà đẻ đạt mức 60 – 70% cho ăn tăng lên mức 125 g/con/ngày/2 – 3 lần. Quan sát ngoại hình màu sắc lông, mào gà, kích cỡ trứng, vỏ trứng. Nếu vỏ trứng mỏng, vỡ hoặc đẻ non thì phải bổ sung thêm khoáng. Nếu trứng nhỏ hơn bình thường thì phải tăng thêm tỷ lệ đạm trong khẩu phần ăn. Phải đảm bảo nước uống đầy đủ và sạch sẽ, thay nước 2 – 3 lần/ngày.

Chăm sóc gà

Giai đoạn gà con, úm gà con trên nền chuồng, chất độn chuồng (trấu, dăm bào…) dày 3 – 5 cm dùng quây bằng cót cao 50 – 70 cm và chu vi cót quây tùy theo số lượng gà. Giai đoạn gà đẻ, ghép trống mái với tỷ lệ 8 – 10 mái/trống (nếu nuôi gà đẻ để lấy trứng thương phẩm không cần bố trí gà trống). Bố trí ổ đẻ hợp lý 3 – 5 con/ổ. Ổ đẻ không nên để ánh sáng trực tiếp chiếu vào, ổ đẻ lót dày trấu, phôi bào, rơm rạ sạch, thường xuyên thay lót ổ đẻ (2 lần/tuần) để trứng sạch hạn chế dập vỡ.

Chăm sóc gà sinh sản
Chăm sóc gà sinh sản

Trứng được thu 3 – 4 lần/ngày, tránh dập và bẩn. Bảo quản nơi thoáng mát, tốt nhất 17 – 180C. Thường xuyên theo dõi, quan sát đàn gà để phát hiện hiện tượng bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời. Kiểm tra trọng lượng gà định kỳ. Ðịnh kỳ đảo hoặc thay đệm lót đảm bảo thông thoáng, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Phòng chống chống bệnh cho gà sinh sản

Sát trùng chuồng, dụng cụ, sân vườn, nhất là lối ra vào, có chương trình vệ sinh sạch sẽ toàn khu vực chăn nuôi, sau 7 ngày mới nhập đàn gà sinh sản mới về nuôi. Hằng ngày cọ rửa máng ăn, máng uống, kết hợp với việc thay thức ăn nước uống mới, cho gà ăn sạch uống sạch.  Hạn chế người, khách thăm quan vào khu vực chăn nuôi. Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine. Ghi chép việc tiêm phòng các thông tin như loại vaccine, ngày tiêm, người tiêm.

Khi có dịch bệnh, phải triệt để thực hiện biện pháp vệ sinh thú y. Nếu cần thiết thì thực hiện lặp lại tiêm phòng bệnh đối với dịch bệnh đang gây nguy hiểm. Ðồng thời tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho gà. Khi phát hiện đàn gà có triệu chứng lạ, nghi ngờ dịch bệnh nguy hiểm phải báo ngay với thú y để có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời.

Thường xuyên phát quang bụi rậm và định kỳ vệ sinh hệ thống cống rãnh 1 lần/tháng và phun thuốc diệt ruồi muỗi. Nên bổ sung các chế phẩm vi sinh để giảm phát sinh mùi hôi. Xử lý phân gà bằng chế phẩm vi sinh (sử dụng đệm lót sinh học…). Thu gom chất thải để xử lý bằng bể biogas, ủ, vôi bột.

Tags: gà Ai Cậpgà Brown Nickgà Gold-lineQuy trình VietGAP
Previous Post

Tìm hiểu tác dụng giảm stress cho gà của vỏ lựu

Next Post

Gợi ý những cách làm bánh nướng thơm ngon không cần lò nướng

Lê Vinh

Lê Vinh

Next Post
Gợi ý những cách làm bánh nướng thơm ngon không cần lò nướng

Gợi ý những cách làm bánh nướng thơm ngon không cần lò nướng

Please login to join discussion
  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Muộn nhất
Giải pháp giúp gà mau ra mỏ khi bị thương cực nhanh và hiệu quả

Giải pháp giúp gà mau ra mỏ khi bị thương cực nhanh và hiệu quả

20/10/2021
Nguyên nhân khiến gà mái không chịu ấp trứng và cách khắc phục

Nguyên nhân khiến gà mái không chịu ấp trứng và cách khắc phục

20/10/2021
Hướng dẫn cách làm các loại mô hình chuồng trại cho gà chọi tại nhà

Hướng dẫn cách làm các loại mô hình chuồng trại cho gà chọi tại nhà

22/10/2021
Kinh nghiệm om gà chọi và chăm sóc gà khi om

Kinh nghiệm om gà chọi và chăm sóc gà khi om

19/10/2021
Thiệt hại gây khó khăn cho người dân bắt đầu mùa vụ mới

Thiệt hại gây khó khăn cho người dân bắt đầu mùa vụ mới

0
Những thông tin về cách chọn trứng tốt và kỹ thuật ấp trứng vịt hiệu quả

Những thông tin về cách chọn trứng tốt và kỹ thuật ấp trứng vịt hiệu quả

0
Một số giống vịt siêu trứng và kỹ thuật nuôi mang lại kinh tế cao

Một số giống vịt siêu trứng và kỹ thuật nuôi mang lại kinh tế cao

0
Bật mí kỹ thuật nuôi vịt Kỳ Lừa đúng cách cho bà con

Bật mí kỹ thuật nuôi vịt Kỳ Lừa đúng cách cho bà con

0
Thiệt hại gây khó khăn cho người dân bắt đầu mùa vụ mới

Thiệt hại gây khó khăn cho người dân bắt đầu mùa vụ mới

22/10/2021
Bệnh ký sinh trùng trên ốc hương và cách phòng bệnh

Ký sinh trùng gây bệnh trên ốc hương và cách phòng bệnh

22/10/2021
Phương pháp nuôi cua biển trong đầm tôm mới

Phương pháp nuôi cua biển trong đầm tôm mới

22/10/2021
Chỉ đạo nuôi ngao bền vững của Tổng cục Thủy sản

Chỉ đạo nuôi ngao bền vững của Tổng cục Thủy sản

22/10/2021

Thông Tin Mới

Thiệt hại gây khó khăn cho người dân bắt đầu mùa vụ mới

Thiệt hại gây khó khăn cho người dân bắt đầu mùa vụ mới

22/10/2021
Bệnh ký sinh trùng trên ốc hương và cách phòng bệnh

Ký sinh trùng gây bệnh trên ốc hương và cách phòng bệnh

22/10/2021
Phương pháp nuôi cua biển trong đầm tôm mới

Phương pháp nuôi cua biển trong đầm tôm mới

22/10/2021
Chỉ đạo nuôi ngao bền vững của Tổng cục Thủy sản

Chỉ đạo nuôi ngao bền vững của Tổng cục Thủy sản

22/10/2021
Cá hồi từ công ty Scotland Sea Farms

Cá hồi không dùng bất kì kháng sinh nào có thật không?

22/10/2021
Ốc hương tươi mùa thu hoạch

Học hỏi mô hình nuôi ốc hương trong bể xi măng hiện đại

22/10/2021
  • Thị trường tiêu dùng
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Mô hình chuồng trại
  • Thú y

© Copyright mcgdds.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực

© Copyright mcgdds.com